Tại sao cà phê chồn lại ngon và giá cà phê chồn là bao nhiêu?
Contents
- 1 Từ loại cà phê bị coi là bẩn nhất, chỉ những người nông phu mới sử dụng thì giờ đây cà phê chồn đã trở thành thức uống xa xỉ với giá trị lên đến hàng chục triệu đồng. Vậy loại cà phê này có gì đặc biệt? Tại sao cà phê chồn lại ngon đến vậy?
- 2 Nguồn gốc cà phê chồn ra đời như thế nào?
- 3 Giá cà phê chồn là bao nhiêu?
Từ loại cà phê bị coi là bẩn nhất, chỉ những người nông phu mới sử dụng thì giờ đây cà phê chồn đã trở thành thức uống xa xỉ với giá trị lên đến hàng chục triệu đồng. Vậy loại cà phê này có gì đặc biệt? Tại sao cà phê chồn lại ngon đến vậy?
Sự đặc biệt của cà phê chồn không chỉ nằm ở hương vị mà còn là do quá trình “sản xuất” ra loại cà phê này.
Nguồn gốc cà phê chồn ra đời như thế nào?
Cà phê chồn còn được gọi là Kopi Luwak. Đây là loại cà phê rất đặc biệt, thuộc hàng “cực phẩm” trong giới cà phê đồng thời cũng đã trở thành loại đồ uống đắt đỏ và hiếm có nhất trên thế giới.
Cà phê chồn đã có lịch sử lâu đời cách đây hàng trăm năm. Vào những năm đầu thế kỉ XVIII, người Hà Lan đem cây cà phê du nhập đến các nước thuộc địa trong đó có đảo Sumatra và Java của Indonesia.
Kopi Luwak là từ ngữ được dùng để chỉ cà phê chồn. “Luwak” là tên một vùng đất thuộc hòn đảo Java và cũng là tên của loài cầy cư trú ở nơi đây, còn “Kopi” nghĩa là cà phê trong tiếng Indonesia. Những con cầy Luwak ăn quả cà phê và thải ra những hạt cà phê tạo nên thứ cà phê chồn đẳng cấp.
Loài cầy vòi đốm thuộc loại động vật có vú , kích cỡ nhỏ, môi trường sống phân bố rải rác ở miền Nam Trung Quốc và các nước khu vực Đông Nam Á như Philipines, Indonesia, Việt Nam.
Thức ăn ưa thích của loài động vật này chính là quả cà phê, vì vậy chúng thường trèo lên cây cà phê và chỉ chọn ăn những trái cà phê chín nhất, đỏ nhất, thơm ngon nhất.
Tuy nhiên dạ dày của chồn lại chỉ tiêu hóa được phần thịt ở bên ngoài quả cà phê nên hạt cà phê đã được thải ra ngoài cùng với phân của chúng. Những người nông phu sẽ đi thu lượm hạt cà phê có lẫn trong phân của loài cầy này, đem rửa thật sạch để thu lấy hạt cà phê.
Những người đã từng trải nghiệm cà phê chồn nhận xét rằng nó có mùi vị thơm ngon đặc biệt và có sự kết hợp của nhiều hương vị khác nhau. Nó vừa ngọt ngào như siro, lại có chút đắng của socola, có “mùi mốc” hấp dẫn, đậm đà và thoang thoảng vị caramel rất dễ chịu.
Nạn làm giả cà phê chồn Đà Lạt và Việt Nam
Trên thế giới có rất ít quốc gia có thể trồng được các loại cà phê cao cấp và môi trường sống phù hợp với sự sinh sôi, phát triển của loài chồn hương như Việt Nam. Thật đáng tiếc vì khi thương hiệu cà phê chồn Kopi Luwak đã nổi tiếng hàng trăm năm nay thì Việt Nam mới bắt đầu giai đoạn làm cà phê chồn chính hiệu.
Trong xã hội bắt đầu có nhu cầu và giá cà phê chồn lại cao ngất ngưởng nên rõ ràng nó mang lại lợi ích kinh tế rất lớn. Chính vì vậy, dù mới chỉ phát triển trong một vài năm gần đây tại Việt Nam nhưng số cơ sở sản xuất cà phê chồn đang ngày càng gia tăng ở hầu hết các tỉnh Tây Nguyên và kéo theo đó là việc nuôi chồn ở TP.HCM, một số tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nam bộ.
Bên cạnh những xu thế tích cực ở trên, cà phê chồn đồng thời trở thành thị trường trục lợi béo bở của các đối tượng ăn theo, làm giả, làm nhái.
Cà phê thường chỉ có một mùa và người nông dân thu hoạch trong vài tháng là xong nên lượng cà phê được chồn chọn ăn không nhiều. Do đó cà phê chồn Việt Nam chỉ được sản xuất với số lượng rất hạn chế.
Thế nhưng trên thị trường lại bày bán rất nhiều sản phẩm cà phê chồn với nhiều nhãn hiệu khác nhau như Chồn Nâu, Vua Chồn, … với giá khá chỉ từ 100 USD/kg.
Những người từng thử cà phê chồn chính hiệu đều khẳng định đó chỉ là hàng sản xuất công nghiệp bằng cách tẩm hương chồn nhân tạo vào cà phê.
Một số tín đồ yêu cà phê khác cũng không khỏi bức xúc rằng không chỉ ở Tây Nguyên mà có rất nhiều quán cà phê từ Nam ra Bắc treo biển cà phê chồn nhưng thực chất chỉ là cà phê chồn hương liệu, không có gì đặc biệt.
Việc làm ăn gian dối như thế này sẽ khiến giá trị cà phê chồn chính hiệu bị tầm thường hóa. Những người tiêu dùng cả trong và ngoài nước sẽ mất niềm tin vào cà phê chồn Việt Nam.
Các thương hiệu cà phê chồn chính cống ở Việt Nam sẽ khó có được tiếng nói cũng như chỗ đứng.
Giá cà phê chồn là bao nhiêu?
Đối với những tín đồ sành cà phê thì Kopi Luwak của Indonesia với thương hiệu hàng trăm năm lịch sử ngon hơn và giá thành cũng vì thế mà cao hơn. 1 kg Kopi Luwak giá khoảng 20 triệu VNĐ và mỗi năm chỉ có khoảng 200 kg được bán ra thị trường thế giới.
Loại cà phê này cũng được sản xuất ở Tây Nguyên, Việt Nam, và có tên gọi là cà phê chồn. Quy trình sản xuất thì cũng tương tự như ở Indonesia.
Mặt khác, những người trong nghề cũng đã khẳng định cà phê chồn Việt Nam được xếp vào hạng đắt đỏ nhất thế giới. Hãng cà phê Trung Nguyên đã sản xuất ra thương hiệu cà phê chồn Weasel coffee Trung Nguyen, với đơn giá 3000 USD/kg, cao hơn rất nhiều so với Kopi Luwak của Indonesia.
Tại Đà Lạt cũng xuất hiện một trang trại cà phê chồn organic. Mỗi kg cà phê chồn nơi đây được bán với giá khoảng 20 triệu/1 kg.
Các thương hiệu cà phê chồn chính hiệu khác ở vùng Tây Nguyên cũng có giá trên dưới 10 triệu đồng /kg. Mỗi tách cà phê chồn trên thị trường Việt Nam cũng như thế giới thường có giá từ 30 – 50 USD.
Tuy nhiên ở Việt Nam, thực trạng làm giả, làm nhái xuất hiện nhiều khiến người mua hoang mang về chất lượng, giá thành cũng như không biết tìm mua cà phê chồn uy tín ở đâu.
Dưới đây là giá thành chi tiết của một số hãng cà phê chồn uy tín trên thị trường Việt Nam:
- Cà phê chồn Trung Nguyên (250 gr): Giá thành 16.000.000 VNĐ
- Cà phê chồn Trung Nguyên Legend (225 gr): Giá thành 850.000 VNĐ
- Cà phê chồn nuôi trang trại loại B: Giá thành 4.000.000 VNĐ /kg
- Cà phê chồn nuôi trang trại loại A: Giá thành 6.000.000 VNĐ /kg
- Cà phê chồn nuôi trang trại loại C: Giá thành 3.000.000 VNĐ /kg
- Cà phê chồn nuôi trang trại loại Đặc biệt: Giá thành 12.000.000 VNĐ /kg
- Cà phê chồn nuôi trang trại loại Thượng Hạng: Giá thành 18.000.000 VNĐ /kg
Cà phê chồn độc nhất vô nhị đã là loại đồ uống hiếm có nhất trên thế giới, đã được xếp vào hàng “cực phẩm” trong giới cà phê. Nó cũng được coi là cà phê chỉ dành cho giới thượng lưu. Chính vì vậy, nếu có cơ hội được nếm thử chúng thì bạn đừng bao giờ bỏ lỡ nhé!
Đến đây bạn đã hiểu vì sao cà phê chồn lại ngon rồi chứ. Nếu cần tư vấn thêm về các loại cà phê, hãy liên hệ với Cà Phê Nguyên Chất để được tư vấn miễn phí nhé.
Thông tin liên hệ của Cà Phê Nguyên Chất
– Hotline caphe : 0908 99 4567
– Website: https://caphenguyenchat.net/
– Địa chỉ: 192A Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.