Cách chế biến cà phê chồn ở Việt Nam có gì đặc biệt?

Chồn chọn ăn cà phê rất kĩ càng

Cách chế biến cà phê chồn ở Việt Nam có gì đặc biệt?

Giá cà phê chồn ở Việt Nam không hề rẻ do cách chế biến cà phê chồn vô cùng cầu kì và được làm thủ công.

Nếu bạn là người đam mê thưởng thức cà phê, chắc hẳn bạn đã nghe qua loại cà phê “cực phẩm” đắt nhất thế giới – cà phê chồn.

Việt Nam là một trong số ít những quốc gia có đủ điều kiện về tự nhiên và khí hậu để có thể sản xuất cà phê chồn, loại cà phê hảo hạng nhất thế giới. Cà phê chồn ở Việt Nam được sản xuất và chế biến ở các trang trại nuôi chồn tại Đà Lạt, Bình Phước, Lâm Đồng hay Đắc Lăk.

Cà phê chồn đã có mặt ở Việt Nam

Cà phê chồn đã có mặt ở Việt Nam

Nuôi chồn ở Việt Nam

Ở Việt Nam, người ta thường nuôi Chồn Bạc má và Chồn Hương để sản xuất cà phê chồn. Trong tự nhiên, chồn kiếm ăn trên mặt đất và trên cây, ngủ trong những cái hang đào dưới mặt đất và trong hốc cây, hốc đá.

Khác với chồn trong tự nhiên, trang trại chồn ở Việt Nam thường nuôi nhốt chồn trong lồng, cũi làm mất đi phần nào tính tự nhiên của cà phê chồn.

Chồn được nuôi nhốt trong lồng ở các trang trại

Chồn được nuôi nhốt trong lồng ở các trang trại

Chồn thuộc loại động vật ăn thịt, chúng ăn giun, dế, côn trùng, ốc, nhái, rắn, trứng chim, chuột và một số loại củ quả. Đối với chồn nuôi nhốt, người ta cho chúng ăn những loại thức ăn như thịt, cá, nội tạng động vật, chuột và trái cây. Không phải lúc nào chồn cũng ăn cà phê, chúng thích ăn quả cà phê Arabica hơn quả cà phê Robusta vì cà phê Arabica có vỏ mọng hơn, nhiều nước và nhiều đường hơn.

Cà phê chồn Việt Nam được làm ra như thế nào?

Cho chồn ăn cà phê

Vào mùa cà phê, người ta sẽ thả chồn ra cho chúng đi ăn cà phê. Chồn chỉ ăn một lượng nhỏ cà phê, một con chồn chỉ ăn khoảng 20 – 30g cà phê tươi mỗi ngày và “cho ra” khoảng 10g cà phê nhân.

Chồn là loài có khứu giác nhạy bén, chũng chỉ chọn ăn những quả cà phê chín mọng nhất, không có bất kì dấu hiệu khác lạ nào của côn trùng hay sâu bọ. Không chỉ vậy, những quả cà phê còn tồn dư thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học có mùi vị khác cũng không được chồn lựa chọn.

Để ý thấy chồn khi đã lựa được cây cà phê có quả mà chúng yêu thích thì ngày hôm sau chúng sẽ lại ăn ở cây đó mà không ăn cà phê ở cây khác nữa.

Có những nơi người ta bỏ công lựa chọn ra những trái cà phê ngon nhất, chín nhất cho chồn ăn, nhưng chúng cũng chỉ ăn hết nhều lắm là 1/5 số cà phê được cho. Sự chọn lọc tự nhiên này của chồn cũng là một trong những yếu tố khiến cho cà phê chồn trở nên đặc biệt đến vậy.

Chồn chọn ăn cà phê rất kĩ càng

Chồn chọn ăn cà phê rất kĩ càng

Không chỉ khó tính ở cách chọn lựa đồ ăn, cách mà những chú chồn ăn hạt cà phê cũng không bình thường. Chúng chỉ ăn lớp thịt quả ngọt và mọng nước bên ngoài và nhả bã vỏ quả ra, còn hạt cà phê thì được nuốt vào.

Cũng có những chú chồn tham làm mà nuốt luôn cà vỏ quả. Trong quá trình sinh hóa trong dạ dày chồn, lớp vỏ bên ngoài bị tiêu hóa chỉ còn lại hạt cà phê với lớp vỏ thóc bên ngoài rất cứng được chồn đưa ra ngoài cơ thể qua đường bài tiết.

Trong quá trình tiêu hóa, hạt cà phê được biến đổi đi, trở nên thơm ngon hơn sau khi rang. Cụ thể, các enzyme tiêu hóa trong dạ dày chồn sẽ phân giải protein, làm biến tính đi một phần protein trong hạt cà phê, làm giảm lượng protein khiến cho cà phê bớt đi vị đắng sau khi được rang. Ngoài ra, tinh bột trong hạt cà phê cũng được phân giải tạo ra vị ngọt cho cà phê chồn.

Nhưng quá trình này cũng có hai mặt, vì chồn không chỉ ăn hạt cà phê nên chính quá trình phân giải protein này làm cho hạt cà phê có thể có mùi hôi và có thể cả các độc tố và vi khuẩn.

Thu thập… phân chồn!

Sản phẩm thô của cà phê chồn chính là phần phân chồn được thải ra bên ngoài. Chúng có mùi hôi tanh, có màu nâu hoặc nâu đen, màu nâu đen cũng có thể là các chất cặn bã từ thức ăn động vật mà chồn chưa tiêu hóa hết nên dính vào vỏ thóc và được thải ra ngoài.

Cà phê phân chồn thô

Cà phê phân chồn thô

Sau khi thu về, phân chồn có lẫn cà phê được phơi hoặc sấy khô. Quá trình này diễn ra rất lâu vì cà phê khô không đều, chưa kể những ngày mưa kéo dài, cà phê phân chồn chưa được sấy khô kĩ sẽ bị mốc làm ảnh hưởng đến chất lượng. Khi đã khô, cà phê chồn sẽ ít hôi tanh hơn.

Cách chế biến cà phê chồn

Tiếp theo công đoạn phơi sấy, người ta phải loại bỏ hết phần phân chồn, chỉ lấy phần hạt cà phê, bằng cách xay để làm rời hạt cà phê thóc ra. Sau đó cà phê thóc được đem đi chà rửa, xối qua dòng nước mạnh nhiều lần để làm sạch hoàn toàn phân chồn và làm bong lớp vỏ thóc ra.

Sau khi lớp vỏ được tách hết ta thu được phần cà phê nhân. Hạt cà phê nhân này tiếp tục được phơi sấy cho khô ráo, rồi chuẩn bị đem đi rang và xay.

Cách rang cà phê chồn

Đối với bất cứ loại cà phê nào thì quá trình rang luôn là quá trình quan trọng nhất. Để có một mẻ cà phê chồn thơm ngon thì rang cũng phải đúng kĩ thuật. Không nên rang quá kĩ khiến cà phê chồn bị đắng, chất lượng cà phê bị giảm đi đáng kể. Nhiệt rang cũng phải nghiên cứu sao cho phù hợp với cà phê chồn.

Ở Việt Nam, để đảm bảo giữ được hương vị, cà phê chồn được rang với màu rang từ sáng đến trung bình sẽ cho mẻ cà phê ngon nhất.

Cuối cùng là công đoạn xay cà phê, tùy thuộc vào cách pha chế và mục đích sử dụng mà cà phê chồn được xay với độ mịn khác nhau.

Cà phê chồn được xay với độ mịn khác nhau

Cà phê chồn được xay với độ mịn khác nhau

Qua bài viết, Cà phê nguyên chất hy vọng đã đem lại cho bạn cái nhìn tổng quan về cách chế biến cà phê chồn ở Việt Nam.

Hiện nay bạn có thể tìm mua cà phê chồn nuôi trang trại ở các trang trại tại Bình Phước hay Đắc Lăk. Mời các bạn ghé thăm trang web của Cà phê nguyên chất – chuyên cung cấp sỉ lẻ cà phê hạt rang nguyên chất 100% đặc biệt với sản phẩm cà phê chồn nguyên chất sản xuất tại trang trại nuôi chồn Bình Phước.

Nếu cần tư vấn thêm về các loại cà phê, hãy liên hệ với Cà Phê Nguyên Chất để được tư vấn miễn phí nhé.

Thông tin liên hệ của NGUYEN CHAT COFFEE:

– Hotline caphe : 0908 99 4567

– Website: https://caphenguyenchat.net/

– Địa chỉ: 192A Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Cách chế biến cà phê chồn ở Việt Nam có gì đặc biệt?
Đánh giá 5 Sao

Share this post