Tag - cà phê chồn Việt Nam

Tháng Chín 2018

mùi vị và hương thơm đặc biệt của cà phê Chồn

Cà phê chồn làm như thế nào?

Cà phê chồn  là tên một loại cà phê đặc biệt, được xem như cực phẩm trong giới cà phê, là thức uống hiếm có và đắt đỏ nhất hành tinh. Vậy bạn có tò mò rằng cà phê chồn làm như thế nào không?

Cà phê chồn làm như thế nào?

Phân chồn thô

Phân chồn thô

Trước đây, khi mà cà phê còn là loại thức uống đắt đỏ thì chúng chỉ dành cho những người chủ đồn điền cà phê, người nông phu muốn thưởng thức thì chỉ có thể thu lượm những hạt cà phê từ phân chồn thải ra để chế biến thành thức uống cho riêng mình.

Một điều đáng ngạc nhiên là những hạt cà phê bị coi là phế thải này lại có hương vị vô cùng thơm ngon, đặc biệt hơn rất nhiều so với các loại cà phê thông thường.

Chồn là loài động vật có vú, hoang dã, thường sống đơn lẻ, có tập tính kiếm ăn vào ban đêm. Loài thú này  đặc biệt rất sành ăn chúng đặc biệt ưa thích ăn cà phê.

Với chiếc mũi dài cực thính và nhạy, chồn có thể đánh hơi sau đó xác định những quả cà phê chín mọng, không bị phu thuốc, không bị xước, không bị rệp bâu, không có mùi lạ hay nhựa bám.

Đặc biệt, chồn chỉ chọn  ăn những quả cà phê chín đỏ mọng thơm ngon nhất ở những cây có quả chín đều nhất. Điều này đồng nghĩa với việc là hạt cà phê đã được đảm bảo chất lượng tốt và độ đồng đều ngay từ bước tuyển chọn “đầu vào sản xuất” của các “chuyên gia” chồn hương.

Hạt cà phê được kiểm định chất lượng bởi các “chuyên gia” chồn hương

Hạt cà phê được kiểm định chất lượng bởi các “chuyên gia” chồn hương

Do đặc thù  của khí hậu tự nhiên và địa lý, trên thế giới hiện tại chỉ có 4 đất nước có thể sản xuất được cà phê Chồn – thức uống được mệnh danh là quý hiếm  đắt đỏ bậc nhất hành tinh. Thật may mắn là Việt Nam cũng có tên trong danh sách 4 đất nước được thiên nhiên ban tặng món quà đặc biệt quý giá này.

Thế nhưng  để có thể làm ra những ly cà phê chồn thì quả thực không phải là điều dễ dàng mà phải trải qua quá trình sản xuất chế biến thật tỉ mỉ, công phu để cho ra đời những tách cà phê thượng hạng.

Thật không hề dễ dàng để làm ra một tách cà phê chồn thượng hạng

Thật không hề dễ dàng để làm ra một tách cà phê chồn thượng hạng

Quy trình sản xuất cà phê chồn nuôi  trong trang trại

– Trước hết, cà phê phải được trồng hoàn toàn organic, không sử dụng phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu

– Khi cho chồn ăn, phải lựa chọn những trái cà phê chín đỏ mọng, thơm ngon nhất. Mỗi ngày, một con chồn sẽ tiêu thụ được khoảng 20 – 30g quả cà phê tươi và “sản xuất” ra được 10g nhân cà phê nguyên chất. Thông thường chồn sẽ ăn cà phê vào lúc chiều tối và sau một đêm chúng thải ra những gì mà cơ thể không tiêu hóa được.

Khi cho chồn ăn, phải lựa chọn những trái cà phê chín đỏ mọng, thơm ngon nhất

Khi cho chồn ăn, phải lựa chọn những trái cà phê chín đỏ mọng, thơm ngon nhất

– Sau khi quá trình sinh hóa trong ruột chồn diễn ra, phân chồn được thải ra ngoài và ngay lập tức người ta sẽ thu lượm và đem chúng phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

– Tiếp theo đó, người nông dân sẽ tách hạt cà phê ra khỏi phân chồn, chà nhẹ cho vỏ thóc bong ra và sau đó dùng sức gió để loại bỏ vỏ thóc.

Hạt cà phê được tách ra khỏi phân chồn

Hạt cà phê được tách ra khỏi phân chồn

– Sau khi làm sạch vỏ, ta đem hạt cà phê đi ngâm nước, chà, xối dưới dòng nước chảy mạnh để loại bỏ hết chất bẩn và lớp vỏ lụa.

– Hạt cà phê sẽ được phơi khô  và làm sạch một lần nữa rồi đem bảo quản.

Sau khi hoàn tất các quá trình trên, cà phê nhân sẽ có màu xanh nhạt, hạt có độ cứng hơn mức bình thường.

Đem cà phê chồn đi rang thủ công với màu sắc sau khi rang từ sáng đến trung bình để giữ lại hương vị đặc trưng. Cuối cùng sau một hành trình dài, ly cà phê với hương vị đặc biệt quyến rũ cũng được đưa đến tay người thưởng thức.

Các yếu tố quan trọng quyết định chất lượng trong sản xuất cà phê chồn nuôi trang trại

– Nên cho chồn ăn vào khoảng 19 h – 21 h,

– Cà phê chín phải được hái cẩn thận bằng tay trong ngày, sau đó đem rửa thật sạch, để ráo nước .

– Chồn chỉ ăn được nhiều nhất là 20% – 25% lượng hạt cà phê mang vào. Mỗi chú chồn ở trạng thái khỏe mạnh mỗi ngày chỉ tiêu thụ được khoảng 200 gr quả cà phê.

Khi chồn ăn cà phê chúng không nuốt nguyên quả mà sẽ nhai tróc vỏ rồi nhả vỏ và nuốt phần hạt cà phê có vị ngọt được bọc trong lớp thịt quả mỏng.

Khi đã trải qua quá trình tiêu hóa, hạt cà phê thóc ở bên trong đường ruột và dạ dày của Chồn được ủ với nhiệt độ thân nhiệt con Chồn, hạt cà phê nhờ đó mà kích thích nảy mầm, làm giảm vị đắng.

Môi trường axit, các loại men tiêu hóa, dịch vị của chồn sẽ thấm hoàn toàn vào trong hạt cà phê chồn, phá vỡ cấu trúc protein có trong hạt cà phê. Công đoạn này sẽ giúp tạo cà phê chồn nuôi trang trại có hương vị độc đáo, đặc biệt và không có một loại cà phê nào có thể sánh kịp.

Bởi các loại men, dịch vị này có chứa các enzym xúc tác, làm bẻ gãy các phân tử protein lớn, tạo nên các chuỗi peptit ngắn và  có nhiều amino axit tự do, làm biến đổi protein và tác động đến thành phần cấu trúc của phân tử hương.

mùi vị và hương thơm đặc biệt của cà phê Chồn

Mùi vị và hương thơm đặc biệt của cà phê Chồn

Các biến đổi này diễn ra bên trong hạt cà phê, rất thuận lợi khi tác động nhiệt rang để giải phóng các thành phần tạo ra mùi vị và hương thơm đặc biệt của cà phê Chồn.

Các nghiên cứu bằng sắc phổ kí đã cho thấy cà phê Chồn sẽ có hàm lượng đường cao hơn cà phê thông thường. Nguyên nhân giải thích hiện tượng trên có thể là do các phân tử tinh bột phức cũng đã bị bẻ gãy thành các phân tử đường đơn giản hơn.

Cách làm cà phê chồn ngon nhất

Chuẩn bị Nguyên liệu và dụng cụ

– Cà phê chồn: 20 gr ( khoảng 4 – 5 muỗng cà phê)

– Phin nhôm

– Nước tinh khiết

Tiến hành các bước pha chế

– Bước 1: Đun một ấm nước sôi. Đem phin cà phê ra tráng sạch qua nước sôi.

– Bước 2: Cho vào phin nhôm khoảng 20 gram cà phê chồn, lắc nhẹ để cà phê bằng mặt, dùng nắp cài ấn nhẹ, nén cà phê cho vừa đủ chặt.

– Bước 3: Rót vào 20 – 25 ml nước sôi. Đậy chặt nắp phin lại, chờ cho nước sôi ngấm vào bột cà phê.

– Bước 4: Bột cà phê sẽ ngấm nước sau khoảng 1 phút, bạn mở nắp ra và tiếp tục rót vào phin thêm 40 – 45ml nước sôi.

Lưu ý: Khi rót nước thì nên rót ngay giữa tâm phin, thật từ từ, chậm rãi.

– Bước 5: Đậy nắp phin lại chờ sau khoảng 2 phút cho cà phê nhỏ xuống từng giọt chầm chậm. Chờ đến khi cà phê nhỏ giọt hết thì bạn đã có thể thưởng thức với đường hay đá tùy ý thích.

Ly cà phê chồn thơm ngon

Ly cà phê chồn thơm ngon

Trên đây là quy trình sản xuất cà phê chồn cũng như cách pha chế một li cà phê chồn ngon. Hi vọng đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về cà phê chồn làm như thế nào và tại sao nó được coi là loại cà phê “cực phẩm nhân gian”.

Nếu cần tư vấn thêm về các loại cà phê, hãy liên hệ với Cà Phê Nguyên Chất để được tư vấn miễn phí nhé.

Thông tin liên hệ của Cà Phê Nguyên Chất

– Hotline caphe : 0908 99 4567

– Website: https://caphenguyenchat.net/

– Địa chỉ: 192A Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Cà phê chồn đã có lịch sử lâu đời cách đây hàng trăm năm

Tại sao cà phê chồn lại ngon và giá cà phê chồn là bao nhiêu?

Từ loại cà phê bị coi là bẩn nhất, chỉ những người nông phu mới sử dụng thì giờ đây cà phê chồn đã trở thành thức uống xa xỉ với giá trị lên đến hàng chục triệu đồng. Vậy loại cà phê này có gì đặc biệt? Tại sao cà phê chồn lại ngon đến vậy?

Sự đặc biệt của cà phê chồn không chỉ nằm ở hương vị mà còn là do quá trình “sản xuất” ra loại cà phê này.

Cà phê phân chồn thô

Cà phê chồn từng bị coi là cà phê bẩn nhất

Nguồn gốc cà phê chồn ra đời như thế nào?

Cà phê chồn còn được gọi là Kopi Luwak. Đây là loại cà phê rất đặc biệt, thuộc hàng “cực phẩm” trong giới cà phê đồng thời cũng đã trở thành loại đồ uống đắt đỏ và hiếm có nhất trên thế giới.

Cà phê chồn đã có lịch sử lâu đời cách đây hàng trăm năm. Vào những năm đầu thế kỉ XVIII, người Hà Lan đem cây cà phê du nhập đến các nước thuộc địa trong đó có đảo Sumatra và Java của Indonesia.

Cà phê chồn đã có lịch sử lâu đời cách đây hàng trăm năm

Cà phê chồn đã có lịch sử lâu đời cách đây hàng trăm năm

Kopi Luwak là từ ngữ được dùng để chỉ cà phê chồn. “Luwak” là tên một vùng đất thuộc hòn đảo Java và cũng là tên của loài cầy cư trú ở nơi đây, còn “Kopi” nghĩa là cà phê trong tiếng Indonesia. Những con cầy Luwak ăn quả cà phê và thải ra những hạt cà phê tạo nên thứ cà phê chồn đẳng cấp.

Con cầy Luwak ăn quả cà phê và thải ra những hạt cà phê tạo nên thứ cà phê chồn đẳng cấp.

Con cầy Luwak ăn quả cà phê và thải ra những hạt cà phê tạo nên thứ cà phê chồn đẳng cấp.

Loài cầy vòi đốm thuộc loại động vật có vú , kích cỡ nhỏ, môi trường sống phân bố rải rác ở miền Nam Trung Quốc và  các nước khu vực Đông Nam Á như Philipines, Indonesia, Việt Nam.

Thức ăn ưa thích của loài động vật này chính là quả cà phê, vì vậy chúng thường trèo lên cây cà phê và chỉ chọn ăn những trái cà phê chín nhất, đỏ nhất, thơm ngon nhất.

Tuy nhiên dạ dày của chồn lại chỉ tiêu hóa được phần thịt ở bên ngoài quả cà phê nên hạt cà phê đã được thải ra ngoài cùng với phân của chúng. Những người nông phu sẽ đi thu lượm hạt cà phê có lẫn trong phân của loài cầy này, đem rửa thật sạch để thu lấy hạt cà phê.

Cà phê chồn mang hương vị rất đặc biệt

Cà phê chồn mang hương vị rất đặc biệt

Những người đã từng trải nghiệm cà phê chồn nhận xét rằng nó có mùi vị thơm ngon đặc biệt và có sự kết hợp của nhiều hương vị khác nhau. Nó vừa ngọt ngào như siro, lại có chút đắng của socola, có “mùi mốc” hấp dẫn, đậm đà và thoang thoảng vị caramel rất dễ chịu.

Nạn làm giả cà phê chồn Đà Lạt và Việt Nam

Trên thế giới có rất ít quốc gia có thể trồng được các loại cà phê cao cấp và môi trường sống phù hợp với sự sinh sôi, phát triển của loài chồn hương như Việt Nam. Thật đáng tiếc vì khi thương hiệu cà phê chồn Kopi Luwak đã nổi tiếng hàng trăm năm nay thì Việt Nam mới bắt đầu giai đoạn làm cà phê chồn chính hiệu.

Trong xã hội bắt đầu có nhu cầu và giá cà phê chồn lại cao ngất ngưởng nên rõ ràng nó mang lại lợi ích kinh tế rất lớn. Chính vì vậy, dù mới chỉ phát triển trong một vài năm gần đây tại Việt Nam nhưng số cơ sở sản xuất cà phê chồn đang ngày càng gia tăng ở hầu hết các tỉnh Tây Nguyên và kéo theo đó là việc nuôi chồn ở TP.HCM, một số tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nam bộ.

Cà phê chồn ở Việt Nam đang ngày càng phát triển

Cà phê chồn ở Việt Nam đang ngày càng phát triển

Bên cạnh những xu thế tích cực ở trên, cà phê chồn đồng thời trở thành thị trường trục lợi béo bở của các đối tượng ăn theo, làm giả, làm nhái.

Cà phê thường chỉ có một mùa và người nông dân thu hoạch trong vài tháng là xong nên lượng cà phê được chồn chọn ăn không nhiều. Do đó cà phê chồn Việt Nam chỉ được sản xuất với số lượng rất hạn chế.

Thế nhưng trên thị trường lại bày bán rất nhiều sản phẩm cà phê chồn với nhiều nhãn hiệu khác nhau như Chồn Nâu, Vua Chồn, … với giá khá chỉ từ 100 USD/kg.

Những người từng thử cà phê chồn chính hiệu đều khẳng định đó chỉ là hàng sản xuất công nghiệp bằng cách tẩm hương chồn nhân tạo vào cà phê.

cà phê chồn cũng trở thành thị trường trục lợi béo bở của các đối tượng ăn theo

Cà phê chồn cũng trở thành thị trường trục lợi béo bở của các đối tượng ăn theo

Một số tín đồ yêu cà phê khác cũng không khỏi bức xúc rằng không chỉ  ở Tây Nguyên mà có rất nhiều quán cà phê từ Nam ra Bắc treo biển cà phê chồn nhưng thực chất chỉ là cà phê chồn hương liệu, không có gì đặc biệt.

Việc làm ăn gian dối như thế này sẽ khiến giá trị cà phê chồn chính hiệu bị tầm thường hóa. Những người tiêu dùng cả trong và ngoài nước sẽ mất niềm tin vào cà phê chồn Việt Nam.

Các thương hiệu cà phê chồn chính cống ở Việt Nam sẽ khó có được tiếng nói cũng như chỗ đứng.

Giá cà phê chồn là bao nhiêu?

Đối với những tín đồ sành cà phê thì Kopi Luwak của Indonesia với thương hiệu hàng trăm năm lịch sử ngon hơn và giá thành cũng vì thế mà cao hơn. 1 kg Kopi Luwak  giá khoảng 20 triệu VNĐ và mỗi năm chỉ có khoảng 200 kg được bán ra thị trường thế giới.

Loại cà phê này cũng được sản xuất ở Tây Nguyên, Việt Nam, và có tên gọi là cà phê chồn. Quy trình sản xuất thì cũng tương tự như ở Indonesia.

Mặt khác, những người trong nghề cũng đã khẳng định cà phê chồn Việt Nam được xếp vào hạng đắt đỏ nhất thế giới. Hãng cà phê Trung Nguyên đã sản xuất ra thương hiệu cà phê chồn Weasel coffee Trung Nguyen, với đơn giá 3000 USD/kg, cao hơn rất nhiều so với Kopi Luwak của Indonesia.

Tại Đà Lạt cũng xuất hiện một trang trại cà phê chồn organic. Mỗi kg cà phê chồn nơi đây được bán với giá khoảng 20 triệu/1 kg.

Cà phê chồn có giá rất đắt đỏ

Cà phê chồn có giá rất đắt đỏ

Các thương hiệu cà phê chồn chính hiệu khác ở vùng Tây Nguyên cũng có giá trên dưới 10 triệu đồng /kg. Mỗi tách cà phê chồn trên thị trường Việt Nam cũng như thế giới  thường có giá từ 30 – 50 USD.

Tuy nhiên ở Việt Nam, thực trạng làm giả, làm nhái xuất hiện nhiều khiến người mua hoang mang về chất lượng, giá thành cũng như không biết tìm mua cà phê chồn uy tín ở đâu.

Dưới đây là giá thành chi tiết của một số hãng cà phê chồn uy tín trên thị trường Việt Nam:

  • Cà phê chồn Trung Nguyên (250 gr): Giá thành 16.000.000 VNĐ
  • Cà phê chồn Trung Nguyên Legend (225 gr): Giá thành 850.000 VNĐ
  • Cà phê chồn nuôi trang trại  loại B: Giá thành 4.000.000 VNĐ /kg
  • Cà phê chồn nuôi trang trại loại A: Giá thành 6.000.000 VNĐ /kg
  • Cà phê chồn nuôi trang trại  loại C: Giá thành 3.000.000 VNĐ /kg
  • Cà phê chồn nuôi trang trại  loại Đặc biệt: Giá thành 12.000.000 VNĐ /kg
  • Cà phê chồn nuôi trang trại  loại Thượng Hạng: Giá thành 18.000.000 VNĐ /kg

Cà phê chồn độc nhất vô nhị đã là loại đồ uống hiếm có nhất trên thế giới, đã được xếp vào hàng “cực phẩm” trong giới cà phê. Nó cũng được coi là cà phê chỉ dành cho giới thượng lưu. Chính vì vậy, nếu có cơ hội được nếm thử chúng thì bạn đừng bao giờ bỏ lỡ nhé!

Đến đây bạn đã hiểu vì sao cà phê chồn lại ngon rồi chứ. Nếu cần tư vấn thêm về các loại cà phê, hãy liên hệ với Cà Phê Nguyên Chất để được tư vấn miễn phí nhé.

Thông tin liên hệ của Cà Phê Nguyên Chất

– Hotline caphe : 0908 99 4567

– Website: https://caphenguyenchat.net/

– Địa chỉ: 192A Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng Sáu 2018

Chồn chọn ăn cà phê rất kĩ càng

Cách chế biến cà phê chồn ở Việt Nam có gì đặc biệt?

Giá cà phê chồn ở Việt Nam không hề rẻ do cách chế biến cà phê chồn vô cùng cầu kì và được làm thủ công.

Nếu bạn là người đam mê thưởng thức cà phê, chắc hẳn bạn đã nghe qua loại cà phê “cực phẩm” đắt nhất thế giới – cà phê chồn.

Việt Nam là một trong số ít những quốc gia có đủ điều kiện về tự nhiên và khí hậu để có thể sản xuất cà phê chồn, loại cà phê hảo hạng nhất thế giới. Cà phê chồn ở Việt Nam được sản xuất và chế biến ở các trang trại nuôi chồn tại Đà Lạt, Bình Phước, Lâm Đồng hay Đắc Lăk.

Cà phê chồn đã có mặt ở Việt Nam

Cà phê chồn đã có mặt ở Việt Nam

Nuôi chồn ở Việt Nam

Ở Việt Nam, người ta thường nuôi Chồn Bạc má và Chồn Hương để sản xuất cà phê chồn. Trong tự nhiên, chồn kiếm ăn trên mặt đất và trên cây, ngủ trong những cái hang đào dưới mặt đất và trong hốc cây, hốc đá.

Khác với chồn trong tự nhiên, trang trại chồn ở Việt Nam thường nuôi nhốt chồn trong lồng, cũi làm mất đi phần nào tính tự nhiên của cà phê chồn.

Chồn được nuôi nhốt trong lồng ở các trang trại

Chồn được nuôi nhốt trong lồng ở các trang trại

Chồn thuộc loại động vật ăn thịt, chúng ăn giun, dế, côn trùng, ốc, nhái, rắn, trứng chim, chuột và một số loại củ quả. Đối với chồn nuôi nhốt, người ta cho chúng ăn những loại thức ăn như thịt, cá, nội tạng động vật, chuột và trái cây. Không phải lúc nào chồn cũng ăn cà phê, chúng thích ăn quả cà phê Arabica hơn quả cà phê Robusta vì cà phê Arabica có vỏ mọng hơn, nhiều nước và nhiều đường hơn.

Cà phê chồn Việt Nam được làm ra như thế nào?

Cho chồn ăn cà phê

Vào mùa cà phê, người ta sẽ thả chồn ra cho chúng đi ăn cà phê. Chồn chỉ ăn một lượng nhỏ cà phê, một con chồn chỉ ăn khoảng 20 – 30g cà phê tươi mỗi ngày và “cho ra” khoảng 10g cà phê nhân.

Chồn là loài có khứu giác nhạy bén, chũng chỉ chọn ăn những quả cà phê chín mọng nhất, không có bất kì dấu hiệu khác lạ nào của côn trùng hay sâu bọ. Không chỉ vậy, những quả cà phê còn tồn dư thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học có mùi vị khác cũng không được chồn lựa chọn.

Để ý thấy chồn khi đã lựa được cây cà phê có quả mà chúng yêu thích thì ngày hôm sau chúng sẽ lại ăn ở cây đó mà không ăn cà phê ở cây khác nữa.

Có những nơi người ta bỏ công lựa chọn ra những trái cà phê ngon nhất, chín nhất cho chồn ăn, nhưng chúng cũng chỉ ăn hết nhều lắm là 1/5 số cà phê được cho. Sự chọn lọc tự nhiên này của chồn cũng là một trong những yếu tố khiến cho cà phê chồn trở nên đặc biệt đến vậy.

Chồn chọn ăn cà phê rất kĩ càng

Chồn chọn ăn cà phê rất kĩ càng

Không chỉ khó tính ở cách chọn lựa đồ ăn, cách mà những chú chồn ăn hạt cà phê cũng không bình thường. Chúng chỉ ăn lớp thịt quả ngọt và mọng nước bên ngoài và nhả bã vỏ quả ra, còn hạt cà phê thì được nuốt vào.

Cũng có những chú chồn tham làm mà nuốt luôn cà vỏ quả. Trong quá trình sinh hóa trong dạ dày chồn, lớp vỏ bên ngoài bị tiêu hóa chỉ còn lại hạt cà phê với lớp vỏ thóc bên ngoài rất cứng được chồn đưa ra ngoài cơ thể qua đường bài tiết.

Trong quá trình tiêu hóa, hạt cà phê được biến đổi đi, trở nên thơm ngon hơn sau khi rang. Cụ thể, các enzyme tiêu hóa trong dạ dày chồn sẽ phân giải protein, làm biến tính đi một phần protein trong hạt cà phê, làm giảm lượng protein khiến cho cà phê bớt đi vị đắng sau khi được rang. Ngoài ra, tinh bột trong hạt cà phê cũng được phân giải tạo ra vị ngọt cho cà phê chồn.

Nhưng quá trình này cũng có hai mặt, vì chồn không chỉ ăn hạt cà phê nên chính quá trình phân giải protein này làm cho hạt cà phê có thể có mùi hôi và có thể cả các độc tố và vi khuẩn.

Thu thập… phân chồn!

Sản phẩm thô của cà phê chồn chính là phần phân chồn được thải ra bên ngoài. Chúng có mùi hôi tanh, có màu nâu hoặc nâu đen, màu nâu đen cũng có thể là các chất cặn bã từ thức ăn động vật mà chồn chưa tiêu hóa hết nên dính vào vỏ thóc và được thải ra ngoài.

Cà phê phân chồn thô

Cà phê phân chồn thô

Sau khi thu về, phân chồn có lẫn cà phê được phơi hoặc sấy khô. Quá trình này diễn ra rất lâu vì cà phê khô không đều, chưa kể những ngày mưa kéo dài, cà phê phân chồn chưa được sấy khô kĩ sẽ bị mốc làm ảnh hưởng đến chất lượng. Khi đã khô, cà phê chồn sẽ ít hôi tanh hơn.

Cách chế biến cà phê chồn

Tiếp theo công đoạn phơi sấy, người ta phải loại bỏ hết phần phân chồn, chỉ lấy phần hạt cà phê, bằng cách xay để làm rời hạt cà phê thóc ra. Sau đó cà phê thóc được đem đi chà rửa, xối qua dòng nước mạnh nhiều lần để làm sạch hoàn toàn phân chồn và làm bong lớp vỏ thóc ra.

Sau khi lớp vỏ được tách hết ta thu được phần cà phê nhân. Hạt cà phê nhân này tiếp tục được phơi sấy cho khô ráo, rồi chuẩn bị đem đi rang và xay.

Cách rang cà phê chồn

Đối với bất cứ loại cà phê nào thì quá trình rang luôn là quá trình quan trọng nhất. Để có một mẻ cà phê chồn thơm ngon thì rang cũng phải đúng kĩ thuật. Không nên rang quá kĩ khiến cà phê chồn bị đắng, chất lượng cà phê bị giảm đi đáng kể. Nhiệt rang cũng phải nghiên cứu sao cho phù hợp với cà phê chồn.

Ở Việt Nam, để đảm bảo giữ được hương vị, cà phê chồn được rang với màu rang từ sáng đến trung bình sẽ cho mẻ cà phê ngon nhất.

Cuối cùng là công đoạn xay cà phê, tùy thuộc vào cách pha chế và mục đích sử dụng mà cà phê chồn được xay với độ mịn khác nhau.

Cà phê chồn được xay với độ mịn khác nhau

Cà phê chồn được xay với độ mịn khác nhau

Qua bài viết, Cà phê nguyên chất hy vọng đã đem lại cho bạn cái nhìn tổng quan về cách chế biến cà phê chồn ở Việt Nam.

Hiện nay bạn có thể tìm mua cà phê chồn nuôi trang trại ở các trang trại tại Bình Phước hay Đắc Lăk. Mời các bạn ghé thăm trang web của Cà phê nguyên chất – chuyên cung cấp sỉ lẻ cà phê hạt rang nguyên chất 100% đặc biệt với sản phẩm cà phê chồn nguyên chất sản xuất tại trang trại nuôi chồn Bình Phước.

Nếu cần tư vấn thêm về các loại cà phê, hãy liên hệ với Cà Phê Nguyên Chất để được tư vấn miễn phí nhé.

Thông tin liên hệ của NGUYEN CHAT COFFEE:

– Hotline caphe : 0908 99 4567

– Website: https://caphenguyenchat.net/

– Địa chỉ: 192A Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.