Lý giải tại sao cà phê chồn lại đắt xắt ra miếng?

Lý giải tại sao cà phê chồn lại đắt xắt ra miếng?

Nhờ quá trình sản xuất chắt lọc và hương vị thơm ngon bậc nhất, cà phê chồn đã trở thành dòng cà phê được cả thế giới săn lùng. Thế nhưng tại sao cà phê chồn lại đắt, cho dù tại những quốc gia có thể sản xuất ra nó đi chăng nữa? 

“Cà phê – chồn” là bộ đôi tưởng như không thể song hành được. Khác với những thương hiệu như “mật ong hoa cà phê” hay “sầu riêng chín tự rụng” có ít nhiều sự liên quan, cà phê và chồn hoàn toàn thuộc hai lĩnh vực khác nhau, một bên là động vật – bên kia là thực vật, chồn cũng không tác động gì trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cà phê và ngược lại. Vì vậy, để trả lời câu hỏi tại sao cà phê chồn lại đắt đỏ và hiếm như vậy, hãy cùng Cà Phê Nguyên Chất tìm hiểu qua bài viết sau. 

Cà phê chồn là gì? 

Như tên gọi của nó, cà phê chồn được tạo nên từ những hạt cà phê và phân chồn. Những con chồn hương khi ăn quả cà phê chỉ nuốt phần thịt và hạt bên trong và nhả lớp vỏ bên ngoài. Tuy nhiên, do chồn không tiêu hóa được hạt cà phê nên sẽ thải ra ngoài. 

Điều độc đáo ở đây chính là hạt cà phê mà chồn đã ăn, dưới tác động của các enzyme tiêu hóa ở dạ dày chồn làm biến đổi cấu trúc protein có trong hạt cà phê khiến một số acid bị loại bỏ. Nhờ đó, hương vị cà phê chồn trở nên đặc biệt hơn, thơm ngon hơn các loại cà phê thông thường và vị chua của hạt cà phê cũng thanh hơn rất nhiều so với hạt ban đầu. 

Cà phê chồn – Gu thưởng thức cà phê của người sành điệu.

Lược sử cà phê chồn

Bắt đầu từ thế kỷ 16 – 18, khái niệm “cà phê chồn” được biết đến trong giới quý tộc ở các nước thuộc địa Đông Nam Á. Bắt đầu từ Indonesia, sau đó lan đến các quốc đảo xung quanh và dừng chân ở Việt Nam. Theo lời kể, những người nông dân làm đồn điền cà phê thường khai thác loại nông sản này nhưng không đủ kinh tế để thưởng thức, họ bèn nhận thấy cà phê lẫn trong chất thải của chồn rừng (cầy hương) nên đem về làm sạch kỹ lưỡng, rang xay và sử dụng. Không ngờ cà phê có hương vị ngon và độc đáo không ngờ. Người Hà Lan, người Pháp biết được và nâng “cà phê chồn” lên thành một món uống đắt tiền, chỉ dành cho người thượng lưu vì giá thành đắt đỏ.

Nhắc đến cà phê chồn, không thể bỏ qua sự quan trọng của loài chồn núi (cầy hương). Tuyến xạ của chồn rất mạnh nên ngoài việc sử dụng xạ hương đó cho việc chưng cất nước hoa, người bình thường ít khi chuộng chồn vì mùi của chúng vô cùng nặng. Chồn rất kén ăn, chúng thường ăn những quả có vỏ, ngọt dịu và sạch như cà phê, quả vải, chuối… Với cà phê, chồn chỉ ăn những hạt mẩy, đỏ, đều hạt, tuyệt đối không đụng đến những hạt chín già, hư mốc. Chồn cũng chỉ đẻ mỗi năm 1 – 2 lứa, tỉ lệ đậu thai thấp, sinh sống ở các vùng có thổ nhưỡng riêng nên số lượng lại càng trở nên hiếm hoi. Từ đó có thể thấy, tại sao cà phê chồn lại đắt không hề là vô lý, khi giá thành 1 ký cà phê chồn có thể gấp 10, thậm chỉ gấp cả trăm lần so với cà phê bình thường.

Cà phê chồn làm từ gì?

Đối với những người mộ điệu cà phê, đề tài cà phê chồn là một câu chuyện thú vị. Người bình thường chỉ tò mò được nếm thử hương vị “có một không hai” đấy, mà có thể chưa biết quá trình làm ra cà phê chồn gian nan ra sao.

Tại sao cà phê chồn lại đắt đến vậy? Cà phê chồn được tạo thành từ những hạt cà phê do chính “người bạn nhỏ” của chúng ta tuyển lựa, chồn là giống kén ăn, nên dù ép chúng cũng chỉ chọn những hạt cà phê chất lượng nhất. Giả như được ăn no, mỗi đêm chồn chỉ có thể bài viết tầm 100gram chất thải thô. Do đó, nếu may mắn, một con chồn có thể cung cấp được từ 5 – 6kg cà phê. Nếu thu hái tự nhiên, số lượng có thể còn thấp hơn thế.

Chưa kể hiện nay trên thế giới, chỉ mới có một số quốc gia hiếm hoi có thể sản xuất mặt hàng này, tiêu biểu như Indonesia, Ethiopia, Việt Nam… với tổng sản lượng chỉ 200 – 300kg trên toàn cầu. Ở nước ta, cà phê chồn được sản xuất chủ yếu tại Tây Nguyên (Đăk Lăk, Cầu Đất – Đà Lạt và một số nông trại tại Bình Phước).

Tại sao cà phê chồn lại đắt?

Sản Lượng Cực Kỳ Ít

Trên thế giới, loài chồn chỉ phân bố ở một số khu vực nên cũng chỉ có vài quốc gia sản xuất được cà phê chồn độc đáo này như: Indonesia, Việt Nam, Ethiopia… Bên cạnh đó, sản lượng cà phê chồn cũng rất hạn chế. Thương hiệu cà phê chồn của Indonesia Kopi Luwak mỗi năm chỉ sản xuất từ 200 – 300kg.

Chồn Chỉ Ăn Những Hạt Cà Phê Ngon Nhất

Chồn hương khá kén ăn, chúng chỉ chọn ăn những trái cà phê ngon nhất trên cây. Đó là những trái chín mọng, không sâu bệnh, không xước, không có nhựa bám bên ngoài. Điều này có nghĩa là hạt cà phê chồn được chọn lọc từ những hạt cà phê chất lượng nhất thông qua những chú chồn chuyên gia.

Tai-sao-ca-phe-chon-lai-dat

Những con chồn hương chỉ ăn những hạt cà phê ngon nhất. 

Hương Vị Quyến Rũ Khó Cưỡng

Đặc biệt, hương thơm của cà phê chồn chia ra nhiều tầng hương. Tầng hương đầu tiên là mùi hoa quả chín, thần thứ hai là sự hòa quyện giữa mùi cà phê hòa lẫn cùng mùi chocolate và mạch nha.

Hương vị này sẽ vẫn quyến luyến không rời dù cho bạn đã thưởng thức xong tách cà phê chồn của mình. Chính sự lưu luyến ấy làm những ai một lần thưởng thức cà phê chồn sẽ không thể nào quên được.

huong-vi-ca-phe-chon

Hương vị độc đáo là một trong những yếu tố lý giải tại sao cà phê chồn lại đắt đỏ đến vậy.

Quy trình sản xuất cà phê Chồn 

Sẽ không ngoa khi nói rằng quy trình sản xuất cũng góp phần tạo nên giá thành đắt đỏ của cà phê chồn. Bởi để tạo ra được những tách cà phê chồn thơm ngon, nổi tiếng thế giới đòi hỏi một quy trình sản xuất đầy “công phu”, kỹ thuật xử lý phân chồn vô cùng độc đáo và phức tạp.

Cà phê chồn giá bao nhiêu một kg?

Khi nói về giá thành của cà phê chồn. Quả thật cũng có nhiều mức giá khác nhau cho loại cà phê danh tiếng này, tuỳ thuộc vào quá trình sản xuất cũng như danh tiếng của thương hiệu. Tại các nước Châu Âu, một tách cà phê chồn có thể dao động từ 20 – 30 USD. Hiện nay, cà phê chồn của Indonesia (Kopi Luwak) có mức giá rơi vào mức trên dưới 1.000 USD/kg. Tuy nhiên, cà phê chồn nguyên chất Việt Nam của hãng Trung Nguyên là hãng cà phê chồn đắt nhất thế giới với giá gấp 3 lần, do quá trình xử lý chất thải thô hoàn toàn tự nhiên, được hạ thổ và để phân rã trong đất từ vài tháng đến một năm để thu được hạt cà phê thuần túy. Ngoài ra, còn có các dạng cà phê chồn khác nhau như cà phê bột, cà phê nguyên hạt… Nhờ là quốc gia sản xuất cà phê chồn, nên mặt hàng này ở Việt Nam không quá khan hiếm và có giá thành đa dạng, tham khảo giá cà phê chồn tại đây.

Đúng với câu “tiền nào của nấy”, trong những hội nghị lớn như ODA, ASEAN, ASEM… người ta phục vụ cà phê chồn cho khách mời, các quan chức cấp cao và sử dụng để trao tặng những nguyên thủ quốc gia đến từ nước bạn. Đọc đến đây có thể bạn đã hiểu được phần nào lý do tại sao cà phê chồn lại đắt mà vẫn được ưa chuộng đến thế.

Cà Phê Nguyên Chất là đơn vị chuyên phân phối các dòng sản phẩm cà phê chồn được sản xuất tại Việt Nam, được chế biến và vận chuyển tới tay người tiêu dùng. Nếu bạn muốn tìm những sản phẩm cà phê chồn chất lượng, bảo đảm uy tín và đa dạng lựa chọn, cùng tham khảo ngay nhé.

Lý giải tại sao cà phê chồn lại đắt xắt ra miếng?
5 (100%) 3 votes

Share this post