Tag - cà phê pha phin loại nào ngon

Tháng Một 2019

Cà phê phin cỡ lớn 100 gr

Cà phê bột pha phin ngon và đậm hương vị

Cà phê là thức uống quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, không ít người còn lựa chọn cà phê như người bạn đồng hành mỗi sáng, là năng lượng cho khởi đầu ngày làm việc hiệu quả và sáng tạo. Như vậy, chất lượng, vị ngon của cà phê bột pha phin là rất quan trọng.

Cà phê pha phin loại nào ngon

Cà phê pha phin loại nào ngon

Cà phê pha phin loại nào ngon?

Một ly cà phê ngon thì chất lượng, loại cà phê quyết định rất nhiều. Còn tùy theo sở thích của mỗi người uống mà đánh giá loại cà phê đó có ngon không. Dưới đây là 1 số dòng cà phê nổi tiếng được trồng ở Việt Nam, những loại này pha bằng phin đều rất ngon, cho hương vị khác nhau với sở thích mỗi người.

Arabica

Giống cà phê này rất được nước ngoài ưa chuộng, được trồng phổ biến ở vùng Cầu Đất Lâm Đồng. Đặc điểm hạt cà phê Arabica hơi dài, cây chỉ trồng được ở vùng khí hậu mát mẻ, độ cao trên 600m, nhưng khá dễ trồng cho cho năng suất cao. Tuy nhiên ở Việt Nam không nhiều vùng trồng được nên giá Arabica khá cao.

Hương vị cà phê Arabica rất đặc biệt, hàm lượng caffein vừa phải, không cao như Robusta nên hương thơm quyến rũ nhẹ nhàng, lại có vị hơi chua, hậu vị đậm.

Moka

Moka cũng là giống cà phê độc đáo ở nước ta, nhưng kén nơi trồng, chỉ sinh trưởng, phát triển và ra quả ở những vùng có độ cao trên 1500m. Do đó, ở Việt Nam rất ít vùng trồng được giống cây này, cũng có ở vùng Cầu Đất Lâm Đồng, nhưng bù lại mùi vị rất thơm ngon, hấp dẫn.

Cà phê moka Cầu Đất

Cà phê moka Cầu Đất

Robusta

Robusta là một trong những dòng cà phê được tiêu thụ nhiều nhất thế giới, cũng chiếm ¾ diện tích trồng ở Việt Nam, biến Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu. Robusta rất thích hợp trồng ở vùng núi rừng Tây Nguyên, độ cao dưới 600m, cho năng suất cao.

Robusta cũng được dân Việt rất ưa thích, với nhiều ưu điểm nổi bật như vị đắng đậm, ít chua, hương thơm nồng nàn hợp khẩu vị người Việt.

Cherry

Cherry còn gọi là giống cà phê mít, cũng rất được yêu thích ở Việt Nam, quả có dạng thon dài, nhân to. Đặc biệt, Cherry có khả năng kháng sâu bệnh rất tốt, nên được trồng nhiều ở các vùng đất cao, nhiều nắng gió, khô và không thích hợp cho các giống cà phê khác.

Nhìn chung sản lượng cà phê Cherry ở Việt Nam là không cao, cũng ít phổ biến bởi hương vị không đạt được như Robusta hay Arabica.

Culi

Nhắc tới cà phê Culi là nhắc tới cà phê đen Việt Nam, thức cà phê thành công và được nhiều người yêu thích. Hạt cà phê Culi tròn, to, chỉ có 1 hạt duy nhất, khi xay cho nước màu đen sánh, rất đặc biệt, cũng có vị đắng mạnh nhất so với nhiều loại hạt cà phê khác.

Ở Việt Nam, cà phê Culi thường được dùng để pha trộn cùng nhiều loại cà phê khác cho hương vị hòa trộn độc đáo, dịu nhẹ hơn, phù hợp với đa số người Việt hơn.

Ngoài những dòng cà phê chính trên thì một loại cà phê nữa ngày càng được người Việt yêu thích và lựa chọn đó là cà phê mix trộn, với pha trộn theo tỉ lệ khác nhau từ các dòng cà phê, cho hương vị thơm ngon, hấp dẫn hơn, phù hợp với sở thích nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Cà phê mix trộn thơm ngon hấp dẫn

Cà phê mix trộn thơm ngon hấp dẫn

Nếu như ở các nước phương Tây, việc sử dụng cà phê thuần dòng không pha trộn rất phổ biến, bởi họ yêu thích vị chua nhẹ nhàng của giống Moka hay Arabica, còn ở Việt Nam khẩu vị chúng ta không thích vị chua này. Nhưng dòng cà phê ít vị chua nhất như Culi hay Robusta đối với nhiều người lại quá đậm đà, quá đắng.

Do đó, cà phê mix trộn ra đời, để giảm vị chua cà phê vốn có và mang vị đắng chát nhẹ nhàng. Việc trộn với tỉ lệ vừa phải nhiều loại cà phê với nhau sẽ giúp bạn tận dụng được các ưu điểm, lại khắc phục nhược điểm của từng loại cà phê riêng biệt, ngoài ra cũng mang lại lợi ích kinh tế tốt hơn.

NGày nay, tính trung bình có khoảng hơn 20 loại cà phê với những đặc điểm về màu sắc và hương vị khác nhau, do đó phối trộn cà phê tạo nên nhiều sản phẩm uống độc đáo hơn, đáp ứng được nhu cầu và sở thích của từng người.

Dù lựa chọn dòng cà phê nguyên chất hay mix trộn nhiều dòng cà phê thì để có ly cà phê thơm ngon, chất lượng, cần chú ý đến lựa chọn nguyên liệu cà phê. Cà phê lựa chọn phải là cà phê rang xay hay hạt rang sẵn sạch, nguyên chất 100%, không pha tẩm hóa chất độc hại.

Trên thị trường hiện nay, các dòng café pha tẩm nhiều nguyên liệu khác kém chất lượng, tác động xấu đến sức khỏe người uống rất phổ biến. Thường gặp nhất là trộn thêm bột ngô, cám gạo, bột gạo rang cháy… cùng hương liệu, hóa chất tạo mùi, tạo bọt hay tạo màu sánh đen đặc.

Mua cà phê bột chất lượng, nguyên chất

Mua cà phê bột chất lượng, nguyên chất

Có thể cà phê pha trộn độc hại trên đem đến cho bạn ly cà phê đậm hương vị hơn, nhưng hậu quả cho sức khỏe cũng như cảm quan chất lượng là không ngờ. Bởi vậy, ly cà phê bột pha phin không những ngon mà còn phải đảm bảo sức khỏe của bạn. Hãy mua cà phê tại những cơ sở uy tín như NGUYEN CHAT COFFEE để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái đang tràn lan ngoài thị trường.

Cách lựa chọn sữa và đường pha café

Sở thích của nhiều người uống cà phê là không thể uống cà phê đen thuần, mà thích pha uống cùng đường và sữa vừa đủ để có vị ngọt vừa phải, béo ngậy thơm ngon dễ uống hơn. Do đó, không chỉ chọn chất lượng bột cà phê tốt mà lựa chọn sữa hay đường pha cà phê cũng rất quan trọng.

Đường pha cà phê

Đường pha cà phê thường dùng là loại đường phèn, hoặc đường nước được pha vào cà phê sau khi pha. Bạn có thể dễ dàng tìm mua được đường phèn viên chuyên dùng để pha cà phê, hoặc có thể tự pha chế tại như với dạng đường nước.

Đường nước là đường được nấu từ đường phèn dạng cục, dùng nhiều trong trường hợp pha cà phê đá hoặc đường dạng hạt khó tan. Cách làm cũng rất đơn giản, bạn dùng máy xáy, bỏ đường dạng hạt vào trong, rồi đổ lượng nước sôi đủ vào thấm đường, bật máy xay đến khi nào đường tan hết là có thể bảo quản vào lọ dùng dần.

Sữa pha cà phê

Bên cạnh đường thì sữa cũng được yêu thích pha chế cùng cà phê, với nhiều dòng cà phê sữa lên ngôi. Việc lựa chọn sữa pha cà phê cần xem xét nguồn gốc, loại, hàm lượng chất béo và hương vị, chúng sẽ quyết định nên ly cà phê sữa của bạn có thơm ngon hàng ngày không.

Sữa pha cùng cà phê

Sữa pha cùng cà phê

Những dòng cà phê sữa nổi tiếng thế giới như latte hay cappuccino đều có công thức pha chế, tỉ lệ sữa và lựa chọn sữa bí quyết.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc bổ sung sữa vào cà phê trong cùng 1 thức uống sẽ cung cấp đến bạn nhiều giá trị dinh dưỡng, như canxi và vitamin. Nếu như ly cà phê thông thường có tính axit, có thể gây nhiều vấn đề cho dạ dày của bạn thì sữa sẽ giúp tạo lớp phủ đặc biệt, bảo vệ sức khỏe và phản ứng xấu với dạ dày.

Vậy lựa chọn loại sữa pha cà phê nào tốt nhất? Đây là câu hỏi khó với người tiêu dùng, nhưng chúng ta cùng xem những tiêu chí sau để có lựa chọn hoàn hảo cho mình.

Nguồn gốc

Sữa bò là phổ biến nhất dùng trong pha café, nhất là các quốc gia Âu, Mỹ hay 1 số nước châu Á, bởi sữa này quen thuộc với mỗi chúng ta từ nhỏ. Bạn có thể lựa chọn tự do sữa bò dựa trên hương vị và sở thích của mình, ngoài ra dùng sữa dê, cừu cũng tạo nên hương vị thơm ngon, đặc biệt cho thức uống của bạn.

Sữa bò đa dạng sản phẩm, với hàm lượng dinh dưỡng và hương vị khác nhau, giá thành khá rẻ, lại dễ uống. Còn sữa dê có vị hơi mặn, nhưng mùi thơm hấp dẫn, nhất là với những người nghiện sữa chua Hy Lạp, nhưng không ngọt đậm nên khi pha chế vẫn cần thêm đường.

Chất béo tự nhiên trong sữa

Cà phê Cappuccino

Cà phê Cappuccino

Nhiều người cho rằng uống cà phê cũng như đời sống hàng ngày, tiêu thụ ít sản phẩm nhiều chất béo sẽ tốt cho sức khỏe, hạn chế tăng cân nhưng chất béo từ mỡ, thịt động vật mới ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nếu tiêu thụ nhiều. Còn chất béo tự nhiên trong thực vật hay cả sữa tươi đều rất tốt, cần thiết cho sự phát triển trí não và thể chất của con người.

Do đó, nên sử dụng sữa nguyên kem hoặc sữa tươi với hàm lượng chất béo tự nhiên cao là tốt nhất cho sức khỏe, cũng có hương vị thơm ngon tự nhiên nhất, đặc biệt có lớp váng sữa – kem giàu dinh dưỡng và đẹp nhất.

Cách pha café phin đậm đặc

Có nhiều cách pha chế cà phê, thế nhưng với sở thích của người Việt, cà phê phin đậm đặc vẫn được lựa chọn hơn cả. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách pha chế cà phê phin đậm đặc đúng, thơm ngon, sánh đặc. Dưới đây là một số cách pha chế chuẩn mà bạn có thể học và áp dụng tại nhà.

Với cà phê pha phin lớn

Cà phê pha phin lớn có 2 cỡ là 100 gr và 200 gr, cách pha như sau:

Cà phê phin cỡ lớn 100 gr

Nguyên liệu pha chế

Cần lựa chọn cà phê nguyên chất, sạch, không chứa bất cứ pha tẩm nào, trên thị trường hiện này có rất nhiều loại bột cà phê, nhưng không phải loại nào cũng pha được cà phê phin. Hơn nữa, cần lựa chọn bột cà phê không quá mịn, cũng không quá thô như hạt đường, nên lựa chọn loại dành riêng cho pha phin.

Cà phê phin cỡ lớn 100 gr

Cà phê phin cỡ lớn 100 gr

Nước dùng pha chế cà phê cũng vô cùng quan trọng, quyết định tới hương vị của cà phê. Cần lựa chọn nước tinh khiết, không nên dùng nước đóng chai, với nước máy thì nên ủ nước khoảng 12 tiếng cho bay mùi, như vậy sẽ không ảnh hưởng xấu tới hương vị cà phê.

Dụng cụ pha chế

  • Phin cà phê: được làm từ nhôm dày, đục lỗ đều, rửa sạch sẽ, để khô ráo, đảm bảo vệ sinh trước khi pha, nên tráng qua nước sôi.
  • Cốc, ly, tách…  bằng sứ để chịu được nhiệt độ cao.
  • Dụng cụ đo lượng nước 50ml, 100ml, 200ml…
  • Cân điện tử loại nhỏ cân lượng cà phê.
  • Ấm nước đun sôi.

Các bước pha chế

Bước 1: Dùng muỗng phủ đều cho cà phê vào phin, lắc nhẹ, đều tay, sau đó ấn nhẹ nắp gài phin. Không được ấn quá chặt tay, nếu không cà phê sẽ bị nghẹt trong phin, còn nếu quá nhẹ sẽ khiến nước cà phê chảy nhanh, không đậm đặc.

Bước 2: Châm 160ml nước sôi, sau khi châm rưới đều theo vòng tròn, nhẹ tay chờ ủ cà phê.

Bước ủ cà phê này rất quan trọng, bởi cà phê bột nguyên chất có độ nở rất cao nên việc đổ nước sôi ngay có thể làm bột nở bung nắp gài phin, làm cho tốc độ chảy của cà phê nhanh hơn, không kịp ngấm hết tinh chất và mất sự đậm đà.

Bước 3: Sau 7 – 10 phút, khi bột cà phê đã nở đều, châm thêm 250ml nước sôi nữa, đậy nắp rồi chờ cà phê nhỏ giọt.

Bước 4: Khi nước cà phê chảy gần hết thì xiết chặt nắp gài, ép hết lượng cà phê còn lại ra khỏi phin.

Sau khi pha chế, phần nước cốt đủ dùng cho 4-5 ly cà phê.

+ Cà phê phin cỡ lớn 200gr

Nguyên liệu và dụng cụ pha chế

  • Cà phê sạch, nguyên chất, thơm ngon, không chứa tạp chất.
  • Nước tinh khiết.
  • Phin cà phê từ chất liệu nhôm dày, lỗ đục đều, rửa sạch và tráng bằng nước sôi trước khi pha.
  • Cốc, ly, tách… sứ chịu được nhiệt cao.
  • Ấm đun nước sôi
  • Cân điện tử loại nhỏ để cân cà phê
Pha cà phê phin lớn

Pha cà phê phin lớn

Các bước pha chế:

Bước 1: Cho 20 muỗng cà phê (tương đương với 200gr) vào phin, lắc nhẹ và đều tay. Sau đó ấn nhẹ nắp gài phin với lực vừa đủ, không quá chặt cũng không quá lỏng.

Bước 2: Châm 250ml nước sôi, để thời gian ủ kéo dài trong 10 – 15 phút, đủ cho cà phê nguyên chất được nở đều, sau đó khi châm tiếp nước sôi lần 2 sẽ khiến cà phê không bung nắp gài ra.

Bước 3: Khi cà phê nở đều, thực hiện châm tiếp 500 ml nước sôi nữa, sau đó đậy nắp và chờ cà phê nhỏ giọt.

Bước 4: Khi cà phê đã chảy gần hết, xiết chặt nắp gài để ép hết nước cốt cà phê còn lại trong phin.

Sau khi pha chế, bạn sẽ có lượng nước cốt dùng cho 8 – 10 ly, có thể uống lạnh với đá hoặc uống nóng, pha chế thêm đường hay sữa hợp với khẩu vị của mình.

Cách pha cà phê phin nhỏ

Nguyên liệu và dụng cụ pha chế

  • Cà phê sạch, nguyên chất không lẫn tạp chất.
  • Nước dùng sạch tinh khiết.
  • Phin cà phê 30 gr từ chất liệu nhôm dày, lỗ đục đều, rửa sạch và tráng bằng nước sôi trước khi pha.
  • Cốc, ly, tách… sứ chịu được nhiệt cao.
  • Ấm đun nước sôi
  • Cân điện tử loại nhỏ để cân cà phê
Các bước pha cà phê phin

Các bước pha cà phê phin

Các bước pha chế cafe

  • Bước 1: Dùng muỗng đưa cà phê vào phin, lắc nhẹ, đều tay, sao cho cà phê chiếm khoảng 3/10 phin. Ấn nhẹ rồi nắp gài phin.
  • Bước 2: Châm vào 30ml nước sôi, ủ cà phê trong 3 phút. Ủ sẽ giúp cà phê nở đều, có mùi thơm và giữ được hương vị nguyên chất.
  • Bước 3: Tiếp tục ấn nhẹ vào nắp gài, đổ thêm nước lần 2, lượng nước thêm khoảng 50 ml. Đậy nắp và chờ cho cà phê nhỏ giọt.
  • Bước 4: Khi tinh chất cà phê chảy gần hết thì xiết chặt nắp gài, ép lượng cà phê còn lại trong phin.

Lượng nước cốt cà phê sẽ khoảng 30 – 40 ml, vừa đủ cho 1 ly thơm ngon đậm đà.

Chất lượng cà phê bột pha phin cũng như cách pha chế ảnh hưởng đến lớn đến thức uống của bạn có thơm ngon, hấp dẫn hay không. Chúc bạn sẽ sớm hoàn thành cho mình những ly cà phê phin thơm ngon, hợp khẩu vị.

Tháng Chín 2018

Phối trộn là chính là cách để kết hợp được các ưu điểm mọi loại cà phê

Cà phê pha phin loại nào ngon?

Hiện nay, cà phê được trồng phổ trên hơn 50 quốc gia toàn thế giới. Việt Nam cũng là một trong những nước xuất khẩu cà phê nổi tiếng với chất lượng vượt trội và số lượng lớn. Vậy cà phê pha phin loại nào ngon?

Cà phê pha phin loại nào ngon

Việc pha cà phê ngon không chỉ phụ thuộc vào loại cà phê và còn phụ thuộc vào cách pha cà phê. Dưới đây là một số loại cà phê nổi tiếng được trồng tại Việt Nam và pha bằng phin đều rất ngon.

Cà phê arabica

Cà phê arabica

Arabica: đây là giống cà phê được trồng phổ biến ở vùng Cầu Đất. Hạt cà phê Arabica  hơi dài, chúng thường được trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ, độ cao từ 600m. Arabica khá dễ trồng và có năng suất cao nên rất được người nông dân ưa trồng.

Catimor: đây là loại cà phê có mùi thơm nồng, vị hơi chua. Giống cây tán thấp, có thể trồng liên tiếp và tiết kiệm được nhiều diện tích trồng trọt. Giống cà phê này có ưu điểm nổi bật đó là là ít khi mắc bệnh rụng lá.

Moka Cầu Đất

Moka Cầu Đất

Cà phê Moka hơi kén nơi trồng,  chỉ ở những nơi có độ cao từ 1500m thì nó mới có thể phát triển tốt được. Và có rất ít nơi trồng được giống cây này. Chính vì khó trồng và mùi vị lại rất thơm ngon nên Moka được xếp vào một trong những loại cà phê quý hiếm ở Việt Nam.

Robusta: Đây là một trong những  loại cà phê ngon nhất trên thế giới,  rất thích hợp với khi trồng ở núi rừng Tây Nguyên, ở độ cao dưới 600m. Đây là một trong những giống cà phê phổ biến đạt trọng lượng lớn nhất trong tổng sản lượng cà phê của cả nước.

Robusta có nhiều ưu điểm nổi bật như: vị đắng không chua, hương thơm nồng nàn rất thích hợp với khẩu vị của người Việt.

Robusta size >18

Robusta size >18

Cherry: Cà phê cherry hay còn gọi là cà phê mít, đây cũng là một trong các giống cà phê rất được yêu thích tại Việt Nam. Cà phê Cherry có hình dạng thon dài, nhân to. Với ưu điểm nổi bật là một trong số những loại  cà phê có khả năng kháng sâu bệnh rất tốt. Thường được trồng phổ biến ở vùng đất cao, nắng gió, khô nên giống cà phê này không phổ biến rộng rãi như Arabica và Robusta

Cà phê cherry là một trong các giống cà phê rất được yêu thích tại Việt Nam

Cà phê cherry là một trong các giống cà phê rất được yêu thích tại Việt Nam

Culi: Cà phê culi là nguyên liệu quan trọng làm nên thành công của cà phê đen Việt Nam. Hạt cà phê Culi to tròn, khi xay ra nước cà phê có màu đen rất đặc biệt cà chính vì thế nên nó có vị đắng hơn tất cả các loại hạt cà phê khác.

Cà phê chồn từng bị coi là loại cà phê bẩn nhất

Hạt Culi tròn khác biệt với Robusta, Arabica

Cà phê culi – nguyên liệu quan trọng làm nên thành công của cà phê đen Việt Nam

Cà phê culi thường  được sử dụng để pha trộn với các loại hạt cà phê khác tạo ra hương vị dịu nhẹ, độc đáo hơn cho các loại cà phê tại Việt Nam và pha như vậy sẽ phù hợp khẩu vị của đa số người Việt.

Cách trộn các loại cà phê ngon

Để cà phê khi pha được thơm ngon, hấp dẫn hơn, phù hợp với các đối tượng khách hàng hơn thì bạn nên trộn cà phê. Nhưng tỉ lệ trộn như thế nào là ngon và đúng tiêu chuẩn nhất.

Vì sao phải pha trộn cà phê

Cà phê nguyên chất sau quá trình rang xay thì sẽ có vị chua nhẹ chứ không hề đậm đà như chúng ta thường nghĩ. Ở các nước phương Tây thì việc thưởng thức cà phê nguyên bản là một điều rất bình thường nhưng ở Việt Nam để cà phê được ngon hơn thì người ta thường làm giảm vị chua của cà phê bằng một chút muối hay nước mắm, nhưng phổ biến nhất vẫn là trộn cà phê.

Việc trộn nhiều loại cà phê với nhau sẽ giúp tận dụng được các ưu điểm, khắc phục nhược điểm của mỗi loại cà phê và có đem lại lợi ích kinh tế tốt hơn.

Phối trộn là chính là cách để kết hợp được các ưu điểm mọi loại cà phê

Phối trộn là chính là cách để kết hợp được các ưu điểm mọi loại cà phê

Tính trung bình ngày nay có khoảng hơn 20 loại cà phê mang những đặc điểm về màu sắc và hương vị khác nhau. Nếu chỉ sử dụng một loại cà phê mỗi khi pha bạn sẽ chỉ được cảm nhận hương vị nguyên bản, và bên cạnh ngoài những ưu điểm thì loại cà phê nào cũng có những điểm hạn chế nhất định.

Phối trộn là chính là cách để kết hợp được các ưu điểm mọi loại cà phê lại với nhau tạo nên ra ly cà phê đáp ứng được nhu cầu và sở thích của mỗi chúng ta. Nhất là đối với những ai đã và đang có ý định kinh doanh cà phê thì bí quyết pha trộn lại càng quan trọng hơn.

Đôi khi nó còn là yếu tố sống còn, quyết định sự thành công trong kinh doanh bởi vì với hương vị đặc biệt do bạn tạo ra sẽ giúp thu hút và giữ chân khách hàng, đồng thời có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí, thu lợi nhuận cao.

Bật mí tỷ lệ phối trộn

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có 2 loại cà phê rất phổ biến là Arabica và Robusta. Robusta có vị đắng đặc trưng, đậm đà còn Arabica lại mang vị thơm, thanh nhẹ, chua. Khi kết hợp 2 loại cà phê này với nhau sẽ tạo ra được một ly cà phê mang đủ hương sắc, mùi vị.

Tỷ lệ vàng khi pha chế cà phê là 1:1:1 ( cần phải có ít nhất 3 loại cà phê khác nhau trộn lại mới tạo ra hương vị thơm ngon và đặc biệt).  Mỗi đối tượng khách hàng khác nhau  lại có các cách kết hợp khác nhau.

Tỷ lệ chung:

– 30% cà phê nghiêng về Arabica

– 40% cà phê nghiêng về Robusta

– 30% cà phê trung hòa giữa Arabica và Robusta

Cà phê sau khi được pha bằng các phối trộn theo tỷ lệ như trên thì sẽ có vị đậm đà, hương thơm độc đáo, đặc sánh và sẽ nhiều bọt nếu bạn đánh mạnh tay.

Nếu bạn sử dụng cà phê của các thương hiệu nổi tiếng bạn cũng chỉ cần áp dụng tỷ lệ 1:1:1 (cho mỗi dòng cà phê) là đã có được ly cà phê với hương vị thơm ngon, chất lượng nhất. Bạn cũng có thể cho thêm chút muối sau khi trộn để cà phê có mùi vị đậm đà hơn.

Pha cà phê phin ngon là một nghệ thuật và lựa chọn, làm ra được loại cà phê pha phin ngon cũng không phải là điều dễ dàng. Hi vọng với những thông tin trên đã giúp bạn đọc đã bỏ túi được một số bí kíp, biết được cà phê pha phin loại nào ngon và phục vụ cho việc pha chế cà phê cũng như công việc kinh doanh của mình.