Tag - Tại sao cà phê có vị chát

Tháng Chín 2020

Vị đắng của cà phê đến từ nhiều hợp chất tự nhiên có sẵn hoặc tạo thành khi rang xay

Tại sao cà phê có vị chát và hương vị đặc trưng của các loại cà phê Việt

Sức hấp dẫn của cà phê với những người yêu thích thức uống này chính là vị đắng chát nơi đầu lưỡi, sau đó biến đổi thành hậu vị ngọt đậm quyến rũ. Nhiều người thắc mắc, tại sao cà phê có vị chát? Nếu không thích vị đắng chát có thể kiểm soát được hay không?

Cà phê có nhiều hương vị đặc trưng khiến người uống say mê

Cà phê có nhiều hương vị đặc trưng khiến người uống say mê

Tại sao cà phê có vị chát?

Hương vị của cà phê sau khi pha tạo thành bởi các hợp chất hóa học có sẵn trong nguyên liệu và được biến đổi, kết tinh trong quá trình pha chế. Vị chát trong cà phê là hoàn toàn tự nhiên, do thành phần hợp chất hữu cơ phenylindole và acid chlorogenic kết hợp. Hai chất hữu cơ này khá bền, tồn tại từ cà phê hạt tươi cho đến cà phê thành phẩm, qua quá trình sơ chế, rang xay, giữ trọn vẹn vị chát tự nhiên.

Ngoài chất tự nhiên có trong cà phê, nhiều người uống cảm nhận rõ hơn vị đắng và chát hòa quyện, nguyên nhân do đường và protein trong hạt cà phê khi rang xay bị biến đổi một phần thành melanoidins. Điều này lí giải vì sao một số dòng cà phê dù cùng nguồn nguyên liệu nhưng chế độ rang xay khác nhau khiến bị đắng chát cũng đậm nhạt khác nhau.

Độ chát của cà phê cũng phụ thuộc vào loại cà phê với nồng độ các chất gây vị chát khác nhau. Vị chát mạnh nhất có ở dòng cà phê được đánh giá hương vị “đậm” nhất – Robusta. Việt Nam tự hào là nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, và chính vị chát Robusta này đã tạo nên thương hiệu cà phê Việt. Ngoài vị chát, cà phê Robusta còn hòa quyện chút vị chua dịu nhẹ, thanh tao, tạo sự cân bằng hương vị rất tốt.

Cà phê Robusta được biết đến có vị chát đậm nhất

Cà phê Robusta được biết đến có vị chát đậm nhất

Như vậy, tùy vào sở thích của bạn thích hay không thích nhiều vị chát mà bạn có thể lựa chọn dòng sản phẩm cà phê khác nhau, chế độ rang xay khác nhau. Nhìn chung ở các nước phương Tây, cà phê Arabica với vị chát nhẹ, không chua được yêu thích hơn. Còn người dân Châu Á nói chung và Việt Nam thích cà phê Robusta hoặc pha trộn Robusta – Arabica rồi rang cháy cạnh để cảm nhận đầy đủ hương vị đắng – chua – chát – mặn – ngọt.

Tại sao cà phê lại đắng?

Ngoài thắc mắc tại sao cà phê có vị chát, nhiều người yêu cà phế cũng không biết vị đắng của cà phê là do đâu. Giống như vị chát, vị đắng của cà phê cũng hoàn toàn tự nhiên đến từ các hợp chất hóa học có sẵn trong loại quả này. Nồng độ chất gây vị đắng ở các dòng cà phê (Robusta, Arabica,…) là khác nhau, điều này lý giải hương vị khác nhau ở chúng.

Cụ thể, các chất tạo vị đắng cho cà phê gồm:

Chlorogenic acid

Theo nghiên cứu, Chlorogenic acid chiếm tới 8% khối lượng trong hạt cà phê nguyên chất chưa rang, chất này có khả năng oxy hóa acid. Phản ứng này cũng xảy ra trong quá trình rang xay, tách vỏ tạo thành lactones axit Chlorogenic có vị đắng chát rất đặc trưng. Điều này cũng lý giải quá trình rang xay khác nhau khiến sự biến đổi Chlorogenic acid là khác nhau, vị đắng chát trong cà phê cũng khác nhau.

Vị đắng của cà phê đến từ nhiều hợp chất tự nhiên có sẵn hoặc tạo thành khi rang xay

Vị đắng của cà phê đến từ nhiều hợp chất tự nhiên có sẵn hoặc tạo thành khi rang xay

Melanoidins

Melanoidins cũng không phải là hợp chất hóa học có sẵn trong hạt cà phê nguyên liệu mà là sản phẩm tạo thành của protein và đường bị biến đổi chất do quá trình rang ở nhiệt độ cao (phản ứng Maillard). Đây là một hợp chất có cấu tạo rất phức tạp, nhưng chiếm với tỉ lệ khá lớn (khoảng 30%) các hợp chất trong cà phê, cũng là nguyên nhân gây vị đắng chát cho thức uống này.

Phenylindane

Phenylindole cũng là một thành phần có trong cà phê thành phẩm, là chất gây vị đắng chát mạnh nhất, nhưng có hàm lượng khá thấp. 

Ngoài ra, vị đắng của cà phê còn phụ thuộc vào nhiệt độ rang, cách xay bột cà phê, quy cách pha chế.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, quá trình phá vỡ cấu trúc khi rang & xay và quá trình pha cà phê là giai đoạn quan trọng nhất ảnh hưởng đến vị đắng. Ví dụ như khi pha cà phê với nước sôi nhiệt độ thấp thì thường vị đắng không nhiều, hương thơm lại thì tăng lên. Ngược lại khi dùng nước sôi ở nhiệt độ cao thì vị đắng cà phê cũng đậm đà hơn.

Nhìn chung, vị đắng chát của cà phê là hương vị đặc trưng và hoàn toàn tự nhiên, song không phải người uống nào cũng yêu thích. Vì thế có thể kiểm soát vị chua đắng xuống thấp hơn để dễ uống hơn. Nếu khử đúng cách thì cà phê của bạn vẫn hoàn toàn giữ được hương vị tự nhiên, thơm ngon và dễ uống hơn nữa.

Cà phê Việt Nam có 4 dòng với hương vị khác nhau

Cà phê Việt Nam có 4 dòng với hương vị khác nhau

Miêu tả hương vị cà phê Việt Nam

Thực tế với những người sành uống cà phê, cà phê Việt Nam với các dòng sản phẩm khác nhau ngoài vị đắng chát còn vị chua thanh, hậu vị ngọt đậm vô cùng hấp dẫn và đặc trưng. Mặc dù ở Việt Nam có rất nhiều thương hiệu cà phê, từ cà phê rang xay nguyên chất đến cà phê hòa tan, cà phê đóng chai nhưng chúng đều xuất phát từ 4 dòng chính là: Robusta, Arabica, Cherry và Culi. 

Đặc trưng hương vị của 4 dòng cà phê này được miêu tả ngay dưới đây.

Cà phê Robusta

Robusta là dòng cà phê được trồng phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là vùng Tây Nguyên đầy nắng gió, phục vụ nhu cầu trong nước 1 phần và chủ yếu xuất khẩu quốc tế. Đặc trưng của hạt cà phê Robusta là khá nhỏ, hạt nguyên liệu được sơ chế và sấy trực tiếp, không lên men nên hương vị đặc trưng là vị đắng đậm, sau đó hậu vị ngọt đọng lại.

Người Việt Nam nói riêng và người Châu Á khá thích vị đắng đậm, mùi thơm dịu, nước nâu sánh và không có vị chua, hàm lượng cafein cao giúp tỉnh táo cả ngày. Cái tên Robusta cũng được lấy từ đặc trưng hương vị mạnh mẽ của dòng cà phê này.

Cà phê Arabica

Nếu như Robusta là cà phê phù hợp với phái mạnh thì Arabica lại chua thanh quyến rũ, nhiều hương thơm như phái nữ. Giống cà phê này có hạt hơi dài, khá khó trồng nên chỉ một số nơi ở Việt Nam trồng được. Giai đoạn chế biến cà phê Arabica có chút khác biệt là cần trải qua giai đoạn lên men (ngâm nở trong nước) rồi mới sấy, vì thế hương vị có vị chua thanh nhẹ.

Cà phê Arabica có vị đắng nhẹ và vị chua thanh sảng khoái

Cà phê Arabica có vị đắng nhẹ và vị chua thanh sảng khoái

Nước cà phê Arabica có màu nâu nhẹ, sánh, vị đắng linh hoạt tùy vào vùng trồng và pha chế, đặc biệt hương thơm quyến rũ nồng nàn cùng nhiều tầng vị. Hàm lượng Cafein của cà phê Arabica khá thấp, hương vị cũng dễ uống được các nước phương Tây ưa chuộng hơn.

Cà phê Cherry

Khó trồng hơn cả cà phê Arabica, vì thế trên thế giới có rất ít vùng trồng được cà phê Cherry. Ở Việt Nam hiện dòng cà phê này cũng chỉ có mặt ở vùng Cầu Đất cao nguyên nhiều nắng gió. 

Vì khó trồng và số lượng ít nên cà phê Cherry khá đắt. Tuy nhiên hạt có chất lượng cao, màu vàng sáng bóng, hương vị khi pha có vị đắng chát nhẹ nhưng vị chua rất sảng khoái. Hương thơm của cà phê Cherry không quá đậm nhưng thoang thoáng vương vấn rất lâu.

Không nhiều người uống cà phê Cherry thường xuyên ở Việt Nam, sản phẩm này thường được chọn làm quà tặng hoặc trong các dịp đặc biệt.

Cà phê Culi

Đúng như tên gọi, cà phê Culi với những hạt to tròn, chỉ có 1 hạt duy nhất trong trái nên hương vị cũng độc đáo hơn, đặc trưng bởi vị đắng gắt dù hàm lượng cafein không quá cao. Hơn nữa cà phê Culi có hương thơm rất nồng nàn, không có vị chua và màu nước đen sánh, được nhiều người uống Việt Nam yêu thích.

Với sự sáng tạo của người Việt, không chỉ có 4 dòng cà phê riêng biệt này, các sản phẩm cà phê mix các loại chính là nét độc đáo làm nên thương hiệu cà phê Việt được nhiều người yêu thích. Bởi mỗi dòng cà phê lại có hương vị đặc trưng riêng, đôi khi khá đậm không thích hợp với khẩu vị. Như vậy khi mix với tỉ lệ được nghiên cứu, người chế biến sẽ tìm ra dòng phù hợp nhất với khẩu vị khách hàng của mình.

Như vậy qua bài viết này, bạn đã hiểu được tại sao cà phê có vị chát, vị đắng hay chua rồi chứ? Những hương vị này là hoàn toàn tự nhiên, đến từ hạt cà phê nguyên liệu và quá trình chế biến, vì thế hãy thoải mái tận hưởng và thưởng thức nhé. 

Tháng Năm 2019

Cà phê rang xay nguyên chất

Cà phê nguyên chất có màu gì?

Cà phê nguyên chất có màu gì? Có rất nhiều cho rằng cà phê nguyên chất là cà phê có màu đen sậm và màu nâu sậm. Màu càng sậm thì chất lượng càng tốt. Quan niệm này liệu có đúng không?

Các bạn có thể thấy những loại cà phê bị rang cháy sẽ có màu đen rất sậm. Nhưng đó có phải là loại cà phê chất lượng hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ câu hỏi này.

Cà phê nguyên chất có màu gì?

Cà phê nguyên chất có màu gì?

Cà phê nguyên chất có màu gì?

Có rất nhiều quan niệm về màu sắc của cà phê nguyên chất khác nhau. Song thực tế thì bạn không thể phân biệt và nhìn nhận bên ngoài về màu sắc của cà phê mà đánh giá được chất lượng của cà phê nguyên chất.

Những loại cà phê có chất lượng thường chứa ít tinh bột. Khi pha những loại cà phê nguyên chất như vậy thì nước của ly cà phê sẽ có màu nâu quyến rũ và có những cấp độ màu khác nhàu từ nâu cánh gián đến nâu đậm và đặc biệt độ sánh hầu như không đáng kể. Trái với nước của bột bắp rang hay bột đậu rang chúng có màu đen sậm và rất nhiều bọt.

Như vậy có thể thấy nếu cho rằng cà phê nguyên chất có màu càng sậm thì chất lượng càng tốt là một quan điểm hoàn toàn sai lầm.

Tại sao cà phê có vị chát?

Khi uống cà phê bạn sẽ cảm nhận được vị đắng chát của cà phê ở đầu lưỡi

Khi uống cà phê đầu tiên bạn sẽ cảm vị đắng và chát ngay đầu lưỡi. Nhưng ngay sau đó bạn sẽ thấy có vị ngọt thanh rồi nồng nàn. Vậy vị chát ở cà phê là do đâu?

Theo các nghiên cứu về cà phê nguyên chất có vị chát thì nguyên nhân của hiện tượng này là do các thành phần hóa học trong cafe kết hợp với các nhú Circumvallate Papillae ở mặt dưới của lưỡi và Protein có trong nước bọt sẽ khiến cho chúng ta có cảm giác này ngày khi những giọt cà phê chạm vào nơi đầu lưỡi.

Vị đắng chát ở các loại cà phê có khác nhau không?

Theo các nghiên cứu về cà phê nguyên chất thì thực tế vị đắng của các loại cà phê ảnh hưởng nhiều bởi  quá trình rang và hàm lượng chất khoáng trong nước pha cafe. Bên cạnh đó thì nó còn bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, cách xay bột cà phê và quy cách pha chế của mỗi người. Trong đó thì quá trình, quy cách pha cà phê là một yếu tố chủ yếu tạo nên vị đắng.

Nói một cách cụ thể là khi pha cà phê, nhiệt độ nước sôi thấp vị đắng sẽ giảm nhưng hương thơm lại tăng lên. Còn ngược lại nếu nước sôi ở nhiệt độ cao thì vị đắng tăng, hương thơm vừa đủ.

Cách pha cà phê ảnh hưởng nhiều tới vị chát của cà phê

Cách pha cà phê ảnh hưởng nhiều tới vị chát của cà phê

Ngoài ra còn một nguyên nhân nữa dẫn đến vị đắng của cà phê nó nằm ở bản chất các thành phần trong hạt cà phê. Trong cà phê chứa khoảng 800 hợp chất tạo thành. Trong đó những thành phần tạo nên vị đắng của cà phê bao gồm:

Chlorogenic ACID

Trong một hạt cà phê chưa rang có chiếm cỡ 8 % Chlorogenic Acid trong số những hợp chất có trong cà phê.  Sau khi rang cà phê, sẽ tạo ra hợp chất Lactones Acid Chlorogenic làm vị cà phê đắng chát hơn.

Phenylindane

Phenylindane cũng là hợp chất tạo vị đắng chát cho cà phê sau khi rang. Hợp chất này tạo vị mạnh, nồng hơn cả Lactones Acid Chlorogenic. Nhưng chất lượng cafe thì lại không bằng.

Melanoidins

Melanoidins được xem như là thành phần phụ được tạo ra do quá trình biến đổi chất khi rang hạt cafe. Cụ thể thì đây là quá trình phản ứng giữa Maillard, protein với đường.

Vị đắng, chát đặc trưng của cafe không phải ai cũng thích. Vì vậy trong quá trình say rang nên cân đối để cà phê không có vị quá đắng hay chát. Để tạo ra được một sản phẩm cà phê nguyên chất, chất lượng, mang đến hương vị đúng mong muốn của khách hàng.

Tại sao cà phê có vị chua?

Nếu ai yêu thích cà phê thì chắc hẳn là sẽ quá quen với vị chua ở cà phê. Ngoài vị đắng chát của cà phê thì vị chua của cà phê cũng rất đặc trưng. Nếu ai không biết thì cho rằng vị chua của cà phê là do quá trình bảo quản dẫn đến cà phê bị nấm, mốc, kém chất lượng.

Nhưng thực tế thì không phải vậy, vị chua là hương vị vốn có của cà phê, và cách chế biến sễ ảnh hưởng rất nhiều đến vị chua của cà phê. Và vị chua này cũng rất dễ thấy ở cà phê Arabica.

Bởi lẽ quả cà phê Arabica sau khi được thu hoạch thì sẽ được cho lên men rồi mới rửa sạch và sấy. Chính quá trình lên men này đã tạo nên vị hơi chua của cà phê Arabica. Tuy nhiên vị chua của loại cà phê không đơn thuần như những vị chua khác, mà là vị chua thanh nhẹ, đọng nơi đầu lưỡi, cổ họng, và có hậu vị. Vị của cà phê này có sự chuyển vị từ chua sang đắng, vị đắng giống Socola, đến khi nuốt mới thấy ngon. Như vậy mới đúng là thưởng thức cà phê.

Cách chọn cà phê ngon, nguyên chất

Cà phê ngon là cà phê được pha từ bột cà phê rang, xay từ cà phê nguyên chất, không pha lẫn bột đậu nành, bột bắp hay hóa chất tạo mùi, tạo màu. Để chọn mua được cà phê ngon, nguyên chất, bạn nên tìm hiểu kĩ và tham khảo một vài cách chọn cà phê ngon, nguyên chất dưới đây nhé!

Cà phê rang xay nguyên chất

Cà phê rang xay nguyên chất

– Các bạn lưu ý 2 loại cà phê có cùng một khối lượng, cà phê sau khi rang lên sẽ nở lớn nên sẽ có thể tích lớn hơn so vơi hạt cà phê ban đầu và nó có thể lớn hơn cả các loại hạt ngũ cốc.

– Bột cà phê đã được rang xay nguyên chất sẽ có trọng lượng nhẹ, tơi xốp, mịn đều, khi thả vào nước thì nổi lên trên.

– Bột cà phê nguyên chất ít ngậm nước, không pha hóa chất nên giòn, và sẽ không  bị vón cục.

– Khi rang đến nhiệt độ và thời gian thích hợp, bột cà phê được rang xay nguyên chất có màu nâu đậm, khác với màu đen đậm của những loại cà phê đã bị pha bột bắp rang hay màu nâu đậm ngả vàng của bột đậu nành rang.

– Mùi của cà phê rang rất dễ chịu, thơm và rất đặc trưng không lẫn vào đâu được, không giống mùi gắt, và hơi khét của bột đậu nành hay hương liệu hóa học.

– Khi pha nước sôi vào, vì những loại cà phê nguyên chất thường không chứa, hoặc chứa rất ít tinh bột nên bột cà phê nguyên chất không dẻo, dính và xẹp xuống như những loại cà phê đã bị pha tạp bột đậu nành, bột bắp, những hương liệu hóa học.

– Trái lại,khi rang, các hạt cà phê nở ra, tạo ra các khoang không khí, khi gặp nước sôi các khoang này nở lớn, làm bột cà phê nở phồng lên, sủi bọt nhiều.

– Và bạn cũng đặc biệt lưu ý là cà phê nguyên chất sau khi pha có màu nâu từ cánh gián đến nâu đậm, khi cho đá sẽ có màu nâu hổ phách, khi để ra ánh nắng thì lại có màu nâu sáng lung linh, rất hấp dẫn thị giác.

– Cà phê ngon là sẽ có vị đắng thanh nhưng không quá gắt xen lẫn vị chua nhẹ nhàng sau đó là vị ngọt thanh, nồng nàn.

– Một điều rất dễ nhận thấy khác là khi đánh cà phê lên với đường, cà phê nguyên chất sẽ tạo nên một ít bọt màu nâu sáng nhưng không nhiều, kích thước khá đồng đều, đục và dày, mau xẹp xuống chứ không đầy cả ly, óng ánh màu cầu vồng, mỏng tanh và lâu tan như cà phê có pha các chất tạo bọt.

Cà phê nguyên chất- cà phê sạch vì sức khỏe cộng đồng

Cà phê nguyên chất- cà phê sạch vì sức khỏe cộng đồng

Bây giời thì bạn đã biết cà phê nguyên chất thì có màu gì rồi chứ. Nếu cần tư vấn, đặt mua những loại cà phê nguyên chất thì hãy liên hệ với Cà Phê nguyên chất để được tư vấn miễn phí nhé.

Thông tin liên hệ của NGUYEN CHAT COFFEE:

– Hotline caphe : 0987 99 4567

– Website: https://caphenguyenchat.net/

– Địa chỉ: 192A Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng Mười Hai 2018

Tại sao cà phê có vị chát

Tại sao cà phê có vị chát?

Cà phê là thức uống được yêu thích toàn thế giới, và ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, đặc biệt Việt Nam còn được ví như thủ phủ của cà phê. Thế nhưng không phải ai cũng lí giải được hết hương vị của cà phê, dẫn đến những thắc mắc tại sao cà phê có vị chát, vị chua cà phê do đâu?

Tại sao cà phê có vị chátCafé nguyên chất vì sao có vị đắng chát?

Nhắc đến cà phê là nhắc đến vị đắng chát ngay đầu lưỡi, nhưng lại biến đổi hậu vị ngọt đậm rất quyến rũ, mê hoặc. Vậy tại sao cà phê có vị chát đắng? Có phải do cà phê trong quá trình chế biến bị lẫn tạp chất không?

Theo các nghiên cứu, Cà phê sạch nguyên chất có vị đắng chát là xuất phát từ sự tương tác của các thành phần hóa học có trong cà phê với các nhú Circumallate ở mặt sau lưỡi. Sự kết tủa Protein nước bọt trên lưỡi mà cà phê gây ra chính là nguyên nhân gây ra vị chát đắng. Vậy vị đắng ở các loại cà phê khác nhau thế nào?

Phân tích vị đắng chát của cà phê đã McCamey, Texas nghiên cứu và báo cáo, trên nhiều loại cà phê nguyên chất khác nhau. Trong đó, cà phê gây vị đắng chát trong miệng có sự tương quan mật thiết giữa quá trình rang cà phê, với hàm lượng chất khoáng trong nước pha, nhiệt độ nước pha, quá trình pha chế và cả kích thước xay cà phê nữa.

Cụ thể, quá trình phá vỏ cấu trúc khi rang, xay hay pha cà phê chính là yếu tố tác động chủ yếu gây vị đắng của cà phê. Nếu nhiệt độ nước pha thấp thì vị đắng cà phê sẽ giảm xuống, thay thế cho hương thơm lại tăng lên.

Theo phân tích, cà phê có thành phần hóa học gồm đến khoảng 800 hợp chất tạo thành, tuy vậy tạo nên vị đắng chát cho cà phê thì gồm các thành tố sau:

Chlorogenic ACID

Chlorogenic ACID chiếm khoảng 8% thành phần khối lượng của hạt cà phê chưa rang, thực chất cấu trúc của hợp chất này không hề chứa nguyên tử Clo nào nhưng lại có tên gọi rất gợi nhớ. Đúng hơn thì tên gọi này đề cập tới màu xanh là cây sáng khi oxy hóa axit. Cụ thể, khi chưa rang, các Chlorogenic ACID trong hạt cà phê phản ứng, tạo thành các sản phẩm khác nhau, gây ra hương vị cà phê thành phẩm khác nhau. Trong đó, sản phẩm Lactones axit chlorogenic chính là nguyên chất chủ yếu gây vị đắng chát này.

Lactones axit chlorogenic tạo vị đắng chát cho cà phê.

Lactones axit chlorogenic tạo vị đắng chát cho cà phê.

Lactones axit chlorogenic sinh ra nhiều khi cà phê được rang đậm, nghĩa là hương vị cà phê càng thiên về vị đắng chát hơn.

Phenylindane

Phenylindane cũng là một trong những hợp chất tạo vị đắng chát cho cà phê, gây vị mạnh hơn cả acid chlorogenic Lactones song lượng chất trong cà phê thấp hơn.

Melanoidins

Melanoidins được hình thành như sản phẩm phụ của biến đổi chất do quá trình rang cà phê hạt, là phản ứng Maillard của các protein với đường. Melanoidins cấu tạo rất phức tạp, cấu trúc của chúng vẫn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn, và chúng chiếm tới 30% tỉ lệ các hợp chất trong cà phê. Dù vậy Melanoidins vẫn được cho là hợp chất tác động đến vị đắng chát cà phê.

Mặc dù vị đắng chát là hương vị đặc trưng của cà phê, vậy nhưng không phải người uống nào cũng yêu thích vị này, bởi nhìn chung đều khá khó uống, hoặc kiểm soát vị này ở mức độ thấp.

Vậy vị đắng chát cà phê làm sao để kiểm soát? Bạn có thể thử bằng 1 số cách sau:

Khống chế giai đoạn rang cà phê

Bởi các hợp chất tạo vị đắng chát cho cà phê chủ yếu sinh ra do quá trình rang nên khống chế giai đoạn này sẽ giúp bạn kiểm soát vị đắng cà phê. Cụ thể, nếu muốn cà phê có hương thơm mạnh, vị đắng nhẹ vừa phải thì nên rang mức độ vừa, không rang đậm.

Giai đoạn rang tác động lớn đến vị đắng chát cà phê.

Giai đoạn rang tác động lớn đến vị đắng chát cà phê.

 

Khử bớt lượng cafein trong cà phê

Cafein trong cà phê là hợp chất quan trọng gây vị đắng đậm, hơi chát cho cà phê, bởi thế nếu muốn đồng thời giảm hương vị này, bạn có thể ngâm cà phê trong nước sạch 14h sau quá trình lên men. Hạt cà phê sau khi ngâm sẽ giảm bớt vị đắng.

Cà phê có vị chua do đâu?

Ngoài vị đắng chát đặc trưng thì trong hương vị cà phê còn có vị chua rất độc đáo nữa, khiến nhiều người uống vì chưa hiểu hết mà nghĩ rằng, vị chua này gây ra do quá trình bảo quản vị nấm, mốc…

Sự thực không phải vậy, vị chua là hương vị vốn có của cà phê, và chính cách chế biến sễ tạo nên vị chua cà phê nhiều hay ít. Điều này cũng lí giải tại sao cà phê Arabica có vị chua nhiều hơn Robusta hay các dòng khác.

Quả cà phê Arabica sau khi được thu hoạch, rồi cho lên men rồi mới rửa sạch và sấy. Chính quá trình lên men, ngâm nước trong thời gian dài cho nở đã tạo nên vị hơi chua của cà phê Arabica, đây cũng được coi như cảm quan đặc biệt của dòng cà phê này.

Hơn nữa, vị chua của cà phê không đơn thuần như những vị chua khác, mà là vị chua thanh nhẹ, đọng nơi đầu lưỡi, cổ họng, và có hậu vị. Hậu vị của cà phê cũng không đơn thuần là vị chua, mà là chuyển vị từ chua sang đắng, vị đắng giống Socola, đến khi nuốt mới thấy ngon.

Vị chua quyến rũ của cà phê.

Vị chua quyến rũ của cà phê.

Nhiều người ví vị chua hậu vị cà phê chua như chanh, khi ăn thấy rất chua, nhưng lập tức sẽ thấy vị đắng, đây cũng là hương vị diệu kỳ mà người ta vẫn nhắc tới của cà phê nguyên chất, cà phê ngon chuẩn vị.

Hương vị các loại cà phê ở Việt Nam.

Ngoài 2 vị chủ yếu được nhắc tới ở trên của cà phê là vị đắng chát và chua thanh, mỗi dòng cà phê ở Việt Nam lại mang một hương vị rất đặc trưng, rất riêng. Mặc dù ở nước ta có rất nhiều dòng cà phê khác nhau, nhưng chỉ có 1 số dòng chính như Arabica, Robusta, Culi, Cherry, chúng đều thuộc 2 giống chính là Robusta và Arabica. Tên gọi giống cà phê này cũng rất đặc trưng, gọi theo hương vị đặc trưng của nó, cũng là theo hàm lượng Caffein có trong cà phê.

Cà phê Arabica

Arabica là giống cà phê có hạt hơi dài, trồng ở độ cao trên 600m, nơi khí hậu mát mẻ, do đó không nhiều vùng đạt điều kiện trồng được loại cà phê này chất lượng tốt. Hiện nay, Arabica trên thế giới trồng chủ yếu ở Braxin, chiếm 2/3 tổng sản lượng.

Cái tên Arabica chính là đặt tên theo hương vị quyến rũ, nhiều hương thơm (aroma). Loại hạt cà phê này được chế biến đặc biệt, qua giai đoạn lên men, ngâm vào nước cho nở rồi mới rửa và sấy.

Do đó, hương vị cà phê Arabica cũng rất đặc biệt. Nước cà phê khi pha có màu nâu sánh nhạt, vị đắng không cố định mà đa dạng từ đắng dịu, hương thơm quyến rũ nhẹ nhàng đến vị đắng đậm lẫn hương thơm nồng nàn, tùy cách chế biến rang xay cũng như vùng trồng. Bên cạnh đó, Arabica còn có vị hơi chua rất độc đáo, lôi cuốn, hàm lượng Caffein thấp, vị đắng nhẹ, đặc biệt thích hợp với khẩu vị các quý bà.

Cà phê Arabica dành cho các quý cô.

Cà phê Arabica dành cho các quý cô.

Cà phê Arabica có 2 dòng chính là Moka và Catimor, Moka mang hương thơm quyến rũ, ngào ngạt cùng vị nhẹ, còn Catimor mang mùi thơm nồng nàn cùng vị chua nhẹ.

Robusta

Robusta là hạt cà phê được trồng rất phổ biến ở Việt Nam, có hạt nhỏ, được sấy trực tiếp mà không qua giai đoạn lên men, do đó vị đắng cà phê là chủ yếu, nên rất được người uống Việt Nam lựa chọn.

Robusta dễ trồng hơn, độ cao dưới 600m, khí hậu nhiệt đới, riêng Việt Nam trồng sản lượng lớn, ở khu vực Tây Nguyên, xuất khẩu Cà phê thứ 2 thế giới, chỉ sau Brazil.

Hương vị đặc trưng của cà phê Robusta là mùi thơm dịu, vị đắng gắt, nước màu đậm, nâu sánh, không có vị chua, hàm lượng caffein khá cao. Robusta với hương vị mạnh mẽ, phù hợp với khẩu vị phái mạnh.

Cà phê Culi

Cà phê Culi là những hạt cà phê no tròn, đặc biệt trong trái chỉ có 1 hạt duy nhất, bởi vậy mà hương vị cũng độc đáo hơn cả, như là quas trình kết hợp tinh túy của sự duy nhất. Cà phê Culi có vị đắng gắt dù hàm lượng Caffein không quá cao, hương thơm say đắm, màu nước đen sánh, không chua.

Cà phê Cherry

Cà phê Cherry còn được gọi với tên là Cà phê Mít, có 2 giống chính là Liberica và Exelsa, loại cà phê này không được trồng phổ biến trên thế giới do yêu cầu khí hậu và độ cao cao. Tuy vậy, cà phê Cherry có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất cao, ở Việt Nam được trồng ở vùng Cầu Đất, đầy gió và nắng cao nguyên.

Hạt cà phê Cherry rất đặc trưng, đó là hạt màu vàng, sáng bóng rất đẹp, khi pha có hương thơm thoang thoảng, vị đắng chát rất nhẹ, đặc biệt là vị chua vô cùng sảng khoái. Do đó, cà phê Cherry rất thích hợp với sở thích phái nữ, quyến rũ bởi sự hòa quyện vừa dân dã, vừa cao sang quý phái giữa mùi và vị, sâu sắc và đậm đà.

Các dòng cà phê Mix

Có thể nói, nghệ thuật pha trộn cà phê chính là nét độc đáo làm nên thương hiệu, làm nên đặc trưng, bởi hương vị là sự pha trộn kết hợp độc đáo giữa 2 hay 3 dòng cà phê. Điều này giúp người uống có thể thưởng thức đồng thời nhiều hương vị đặc trưng của mỗi loại cà phê, lại phù hợp với khẩu vị hơn.

Các dòng cà phê Mix độc đáo.

Các dòng cà phê Mix độc đáo.

Robusta – Arabica Coffee là dòng cà phê kết hợp từ Robusta và Arabica, chính là sự kết hợp hoàn hảo, chắt lọc hết những tinh túy mà thiên nhiên ban tặng tới vùng đất Cao nguyên nắng gió.

Robusta – Arabica Coffee là loại cà phê đặc biệt có nước đậm đặc màu nâu, vị đắng gắt mạnh mẽ của Robusta kết hợp hoàn hảo với hương thơm đậm đà, chua nhẹ của Arabica. Tất cả tạo nên một cảm giác thư giãn thoải mái và tuyệt vời hiếm có.

Robusta – Cherry Coffee cũng là dòng sản phẩm pha trộn mang đến sắc thái độc đáo, riêng biệt, chẳng thua kém bất cứ dòng cà phê nào. Hương vị của loại cà phê này chính là sự hòa quyện giữa vị đắng gắt mạnh của Robusta với vị chua quyến rũ của Cherry. Chính điều này đã tạo cảm giác ngây ngất, say đắm như tình yêu, chinh phục bất cứ người uống nào.

Robusta – Cherry Coffee có nước sánh đậm, vị đắng gắt và chua hòa trộn, vẫn được người uống ví như kết quả của mối tình, đắng và chua.

Robusta – Culi Coffee cũng vậy, là dòng sản phẩm kết hợp từ hạt cà phê Robusta và Culi, khiến hương vị đậm đà hơn, vị đắng gắt cũng mạnh mẽ hơn của Robusta, rất phù hợp với sở thích phái mạnh, cũng là dòng sản phẩm dành riêng cho người sành cà phê, thích cảm giác mạnh.

Robusta – Culi Coffee có vị đắng gắt, hương thơm nhẹ, màu nâu sánh, hàm lượng caffein cao, giúp bạn sảng khoái, năng động hơn cho ngày làm việc.

Như vậy, bạn đã tìm được câu trả lời cho mình tại sao cà phê có vị chát, hay vị chua cà phê đến từ đâu, cách phân biệt hương vị các dòng cà phê rồi chứ? Cùng lựa chọn và thưởng thức hương vị độc đáo, thuần khiết của cà phê, thức uống được mẹ thiên nhiên ban tặng ngay nhé.