Tag - cà phê bột Robusta

Tháng Ba 2019

Tách cafe Robusra đậm đà, sây lắng lòng người

Cà phê bột Robusta có hương vị như thế nào?

Tôi tin rằng cà phê bột Robusta sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho những ai thích cái vị đắng ngắt, hương thơm say đắm của cà phê.

Bạn có phải là người thích uống cà phê? Thậm chí có thể là bị “ nghiện” cái hương vị đắng gắt, hương thơm say đắm của nó. Nhưng lâu này liệu những tách cà phê mà bạn uốn đã thật sự chất lượng chưa, hay nó chỉ là những ly cà phê có màu đen, đặc sánh được pha với bắp rang, đậu rang cháy, mùi thơm ngào ngạt bởi đã được tẩm nhiều hương liệu hóa học.

Thậm chí kể cả những mảng bọt nổi lên mặt khi khuấy cũng là do những chất tạo bọt mà có. Một điều chắc chắn là nó sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn. Liệu bạn đã biết điều đó chưa?

Tại sao bạn còn chưa tìm cho riêng mình một hương vị cà phê, một loại cafe đúng vị, chất lượng. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại cafe như: Cà Phê Robusta, Culi Coffee, cà phê Arabica, Cherry…. Dĩ nhiên là mỗi loại cà phê đều có mùi vị khác nhau không lẫn vào đâu được và một trong những loại cà phê được nhiều người yêu thích hiện nay là cà phê bột Robusta.

Cà phê Robusta thuộc giống Canephora. Đây là giống cà phê rất phổ biến và cũng là giống cà phê đưa nước ta  đưa lên vị trí xuất khẩu cà phê thứ 2 thế giới từ nhiều năm nay, và đứng nhất về sản lượng.

Tách cafe Robusra đậm đà, sây lắng lòng người

Tách cafe Robusra đậm đà, sây lắng lòng người

1. Cà phê Robusta có hương vị như thế nào

Mỗi buổi sáng trước khi bắt đầu một ngày làm việc mới có khi nào bạn từng cảm thấy mất hứng thú với công việc, trong người cảm thấy mệt mỏi, uể oải? Nếu như vậy, hãy làm một tách cà phê, Robusta mùi hương đậm đà với lượng cafein cao chắc chắn sẽ giúp bạn tỉnh tảo hơn, tràn chề năng lượng cho một ngày làm việc dài.

Nếu bạn từng chưa từng thử qua cafe Robust và tò mò không biết hương vị của nó ra sao? Thì xin được giải đáp giúp bạn là: Đặc tính hương vị của Robusta khá đậm và chát, không chua. Cà phê Robusta được chế biến khô, dẫn đến có mùi đất, khét khi rang.

Cà phê Robusta – hương vị say đắm lòng người

Cà phê Robusta – hương vị say đắm lòng người

2. Cách phân biệt cà phê Robusta và Arabica

Khác vơi cà phê Robusta với hàm lượng cafein lớn, thì Arabica lại ít cafein hơn nhưng chứa nhiều hương thơm hơn. Ngoài ra thì còn có một số sự khác biệt giữa 2 loại cái phê này như:

Sự khác nhau giữa cà phê Robusta với cà phê ArabicaCà phê Arabica

Về địa lý

Đây là loại cà phê được trồng ở độ cao trên 600m, thích hợp với những nơi có điều kiện khí hậu mát mẻ, thường được trồng chủ yêu ở Brazin.  Hiện nay sản lượng cà phê Arabica đang chiếm 2/3 sản lượng cà phê trên thế giới.

Khác với cà phê Robusta, cà phê Arabica được lên men sau khi thu hoạch bằng cách ngâm vào nước trong nhiều giờ đồng hồ để các hạt cà phê nở ra sau đó đem đi rửa sạch và sấy khô. Hình dạng của cà phê Arabica hơi dài.

Về hương vị

Khi uống cà phê Arabica bạn có thể tưởng tượng khi mình đang ăn chanh. Khi bắt đầu ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị chua của nó nhưng ngay lập tức sẽ thấy được vị đắng của vỏ.

Màu sắc

Những hạt cà phê Arabica khá cứng, độ nở kém vì thế nnos luôn ở trạng thái nhạt màu hơn cà phê Robusta ngay cả khi rang ở cùng một nhiệt độ. Sau khi rang thì hạt cà phê cứng hơn, độ nở kém hơn so với cà phê Robusta

Cà phê Robusta

Về địa lý

Vì loại cây sống ở trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, với độ cao dưới 600m thì giống cà phê này có mặt ở nhiểu nước hơn giống cà phê Arabica. Tổng sản lượng của cà phê Arabica cũng chiếm 1/3 tổng sản lượng cà phê trên thế giới.

Công đoạn chế biến của loại cà phê này cũng rất khác với cà phê Arabica. Nếu ở cà phê Arabica người ta phải ngâm vào nước để nó trương nở ra thì công đoạn quan trọng nhất trong quá trình chế biến cà phê Robusta lại là rang và nhiệt độ khi rang phải đạt 230-240 độ 9 nhằm tạo màu và tạo chất thơm. Và loại cà phê này có kích thước nhỏ hơn so với cà phê Arabica.

Hình dạng cà phê Robusta

Hình dạng cà phê Robusta

Về hương vị

Vị của cà phê Robusta không chua nhưng lại khá gắt. Khi chưa rang, nó có mùi giống mùi của động phộng tươi, nhưng khi rang chín sẽ có mùi hơi khét, thoang thoảng mùi cao su bị đốt cháy.

Màu sắc

Như đã nói ở trên hai loại cà phê này khi rang ở cùng một nhiệt độ thì cà phê Robusta luôn có màu đậm hơn, hạt cà phê Robusta cũng mềm hơn so với cà phê Arabica.

3. Giá cà phê Robusta là bao nhiêu?

Giá thu mua cà phê nhân Robusta tại các tỉnh Tây Nguyên như Đak Lak, Gia Lai, Dak Nong, Contum, Lâm Đồng có giá giao động từ 32.800 đến 33.500 đồng/kg.

Tuy nhiên, hạt cà phê sau khi thu mua về được rang khi đến tay người tiêu dùng sẽ cao hơn nhiều so với giá thu mua bởi hạt cà phê phải trải qua rất nhiều công đoạn từ khâu thu hoạch, phơi sấy, sàn lọc, phân loại, rang xay cho đến khâu bảo quản, lưu kho và vận chuyển, chưa kể đến chi phí mặt bằng, chi phí quản lý và thuế.

Nếu giá cà phê robusta, arabica, moka nhân xô chỉ trên dưới 50.000 nghìn đồng sau khi trải qua các công đoạn trên, giá cà phê hạt Robusta lên tơi 150.000- 400.000 đồng/kg.

Giá trên là giá bán lẻ trung bình của thị trường, tùy theo chất lượng cà phê và uy tín thương hiệu của từng hãng mà có giá cao hơn hoặc thấp hơn giá nêu trên.

4. Cách pha cà phê robusta ngon đúng điệu

Thường thì mọi người có thói quen thưởng thức cà phê ở ngoài quán. Nhưng nếu bạn nào yêu thích cà phê và muốn tự tay pha cho mình một tách cà phê ngon đúng điệu thì hãy tham khảo các bước dưới đây nhé:

Công tác chuẩn bị

Trước tiên bạn cần phải chuẩn bị một chiếc phin thật tốt, sau đó tráng phin cà phê bằng nước sôi để giảm lượng nhiệt mà phin hấp thụ. Sau đó cho ⅓ bột cà phê vào phin, (tỷ lệ cà phê là ⅓ và nước là ⅔).

Các pha chuẩn

Tiếp theo, bạn dùng gạt ép cà phê, ép với lực vừa phải, không quá chặt cũng không quá lỏng tay. Nếu bạn ép chặt quá, cà phê sẽ khó nhỏ giọt, còn ngược lại thì cà phê sẽ chảy rất ra sẽ có màu rất nhạt, không có nhiều mùi thơm và bột cà phê sẽ nổi phồng lên. Vì thế, yêu cầu người pha chế phải thật sự tỉ mỉ và khéo léo.

Sau đó, bạn tiếp tục tráng nắp đậy của phin bằng nước sôi, đặt đáy phin lên trên cho đến khi nước dưới nắp được cà phê hút hết. Đây được gọi là quá trình “ủ cà phê robusta”.

Bạn lại chế thêm khoảng 20% nước lên trên cà phê, cho thời gian khoảng 15-30 giây, thấy cà phê ngấm thì tiếp tục chế phần còn lại 80% và đợi cho cà phê chảy cho đến khi hết nước.

Lúc này bạn nên quan sát những giọt cà phê. Nếu những giọt cà phê nhỏ từng giọt theo nhịp thì tức là bạn đã thành công bước đầu rồi. Còn nếu cà phê chảy quá nhanh hoặc không chảy thì nguyên nhân là do công đoạn ép cà phê quá chặt hoặc quá lỏng, như vậy thì đều không có được một tách cà phê thơm ngon đúng vị.

Cuối cùng là bạn có thể thêm một chút đường nếu bạn không uống được quá đắng, nhưng lưu ý là nên chọn đường phèn để ko làm giảm đi vị thơm của đường. Sau đó, hãy khuấy đều ly cà phê và bỏ đá vào. Đá uống cà phê nên chọn viên to, lâu tan thành nước.

Trên đây là những hiểu biết căn bản về cà phê bột Robusta. Rất mong có thêm những đóng góp của những ngươi yêu thích và am hiểu về cà phê để có thể chia sẻ tới nhiều người hơn về loại cà phê này.